image hoi dap
image hoi dap

Câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền

icon-time26/1/2024

Ngày Tết cổ truyền là một ngày lễ lớn nhất của nước ta. Vào ngày này, các trường học, doanh nghiệp, các cơ quan đều nghỉ để chuẩn bị cho ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Thế nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về Tết cổ truyền hay chưa? Cùng thử sức với Topbee qua 50 câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền dưới đây

Câu 1: Hình ảnh nào dưới đây tượng trưng cho ngày Tết?

A. Cây cảnh

B. Ông đồ, câu đối, hoa đào

C. Quét dọn nhà cửa

Đáp án B

Câu 2: Điều nào sau đây kiêng kị không nên làm trong dịp Tết?

A. Cúng ông Công ông Táo

B.Làm đổ vỡ đồ đạc trong gia đình

C. Lì xì mọi người

D. Đi lễ chùa cầu an lành

Đáp án B

Câu 3: Theo truyền thống của người Việt Nam ta, “cúng ông Công, ông Táo” thường được tổ chức vào ngày nào?

A. Ngày 23 tháng Chạp

B. Ngày 23 tháng Giêng

C. Ngày 22 tháng Chạp

D. Ngày 22 tháng Giêng

Đáp án A

Câu 4: Tết Nguyên Đán là gì?

A. Là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.

B. Là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch

C. Là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam

D. Là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch

Đáp án A

Câu 5: Phong tục lì xì đầu xuân năm mới có ý nghĩa như thế nào?

A. Lộc xuân may mắn

B. Giúp người nhận có tiền tiêu Tết

C. Để đi chơi

Đáp án A

Câu 6: Những hoạt động chuẩn bị đón Tết là gì?

A. Sắm Tết, bày mâm ngũ quả

B. Trang trí, dọn dẹp nhà cửa

C. Gói bánh chưng

D.Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền (ảnh 1)

Câu 7: Làm thế nào để những phong tục về Tết cổ truyền tiếp tục được lưu giữ?

A. Lưu giữ những giá trị tốt đẹp

B. Giáo dục con em tự hào về văn hóa ông cha đã để lại

C. Kiên định với tình yêu quê hương, đất nước

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 8: Tại sao chúng ta cần phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong dịp Tết Nguyên Đán?

A. Những hủ tục sẽ làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa cổ truyền của Việt Nam ta

B. Những hủ tục thu hút mọi người nên không cần loại bỏ

C. Những hủ tục không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của tất cả mọi người

D. Cả B và C đúng

Đáp án A

Câu 9: Những hoạt động chính thường được diễn ra trong dịp Tết là gì?

A. Xông đất

B. Lì xì và chúc Tết

C. Đón giao thừa

D.Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 10: Đâu là loại bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về?

A. Bánh rán, bánh đậu xanh

B. Bánh bao, bánh tét

C.Bánh chưng, bánh tét

D. Bánh đậu xanh, bánh bao

Đáp án C

Câu 11: Trái gì xanh vỏ đỏ lòng?

A. Trái Dưa Hấu

B. Trái xoài

C. Trái bắp

Đáp án A

Câu 12. Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?

A. Hoa Đào

B. Hoa hồng

C. Hoa lan

Đáp án A

Câu 13: Bánh chưng hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình chữ nhật

C. Hình tam giác

Đáp án A

Câu 14: Đâu là những hủ cần được phê phán, đấu tranh loại bỏ trong dịp Tết Nguyên Đán?

A. Lì xì mọi người

B. Đi cầu may

C. Các lễ hội phản cảm, tốn kém

D. Đi du lịch

Đáp án C

Câu 14: Ý nghĩa của các phong tục ngày Tết là gì?

A. Nhằm giữ gìn nét văn hóa Việt

B. Góp phần phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

C. Làm mọi người thêm yêu quê hương, đất nước, và càng gắn bó mật thiết với gia đình

D.Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 15: Theo em, tục "xông đất" có ý nghĩa như thế nào?

A. Để làm cho đất ấm áp lên

B. Để mang lại niềm vui cho gia đình

C. Chống lại sự xâm nhập của kẻ xấu

D. Để mang lại sự may mắn, hạnh phúc, thành công trong năm tiếp theo

Đáp án D

Câu 16: Bánh chưng làm bằng gạo gì?

A. Gạo lứt

B. Gạo nếp

C. Gạo nhật

Đáp án B

Câu 17: Những nguyên liệu: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong là những nguyên liệu có trong loại bánh nào được làm trong dịp Tết?

A. Bánh đậu xanh

B. Bánh chưng

C. Bánh bao

D. Bánh trôi, bánh chay

Đáp án B

Câu 18: Mồng một thì Tết mẹ cha, mồng hai Tết chú, mồng 3 Tết.....?

A. Tết bà

B. Tết thầy

C. Tết bạn bè

Đáp án B

Câu 19: Tết Nguyên Đán còn có tên gọi khác là gì?

A. Tết Tây

B. Tết dương lịch

C. Tết âm lịch

Câu 20: Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì?

A. Giao Thừa

B. Giao thông

C. Giao hàng

Đáp án A

Câu 21: Theo âm lịch, giao thừa diễn ra vào ngày tháng nào, đúng mấy giờ của năm cũ và năm mới?

A. 29/12 âm lịch, lúc 12 giờ đêm

B. 29/12 âm lịch, lúc 1 giờ sáng

C. 30/12 âm lịch, lúc 12 giờ đêm

D. 30/12 âm lịch, lúc 0 giờ sáng

Đáp án C

Câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền (ảnh 2)

Câu 22: Hoa đào là đặc trưng cho Tết miền Bắc, vậy theo em, hoa nào đặc trưng cho Tết miền Nam?

A. Hoa hồng

B. Hoa đồng tiền

C. Hoa mai

D. Hoa huệ

Đáp án C

Câu 23: Ý nghĩa của bánh chưng trong dịp Tết là gì?

A. Để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người

B. Để bày trang trí cho đẹp

C. Không có ý nghĩa gì cả

Đáp án A

Câu 24: Những câu hát sau đây nằm trong bài hát nào?

"Xuân xuân ơi xuân đã về
Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến
Xuân xuân ơi xuân đã về
Tiếng chúc giao thừa chào đón mùa xuân..."

A. Mùa xuân ơi

B. Xuân đã về

C. Ngày Tết quê em

D. Thì thầm mùa xuân

Đáp án A

Câu 25: Loại cây nào đặc trưng cho ngày Tết có đặc điểm không có hoa và không có trái?

A. Cây táo

B. Cây nêu

C. Cây tre

Đáp án B

Câu 26: Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?

A. Mùng 6 Tết

B. Mùng 7 Tết

C. Hết mùng 7 Tết

D. Mùng 8 Tết

Đáp án B

Câu 27: Mâm ngũ quả quả của miền Nam bao gồm các loại quả nào?

A. Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, thanh long

B. Chuối, mãng cầu, bưởi, đu đủ, xoài

C. Chuối, thanh long, thơm, mãng cầu, đu đủ

D. Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài

Đáp án D

Câu 28: Việc khám phá những phong tục tập quán ngày Tết ở các vùng, miền khác nhau
giúp chúng ta:

A. Phiền phức vì không cần biết tới

B.Thêm hiểu biết, tự hào và yêu mến quê hương mình

C. Xấu hổ vì những phong tục lỗi thời, không phù hợp với thời đại phát triển

D. Cả A và C đúng

Đáp án D

Câu 29: Hình ảnh nào tượng trưng cho ngày Tết?

A. Trồng cây cảnh

B. Ông đồ, câu đối đỏ

C. Đi mua sắm

D. Quét dọn nhà cũ

Đáp án B

Câu 30: Màu sắc thường được trang trí vào ngày Tết:

A. Màu xanh

B. Màu vàng

C. Màu hồng

D. Màu đỏ

Đáp án D

Câu 31: Ngày tết bắt nguồn từ đâu? 

A. Trung Quốc 

B. Hàn Quốc 

C. Nhật Bản 

D. Ấn Độ

Đáp án A

Câu 32: Điền từ còn thiếu vào câu đối sau:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

... ..., tràng pháo, bánh chưng xanh"

A. Lì xì

B. Cây nêu

C. Đào quất

D. Bánh giày

Đáp án B

Câu 33: Bánh trưng, bánh giầy tượng trưng cho điều gì?

A. Trời, đất

B. Âm, dương

C. Vuông, tròn

Đáp án A

Câu 34: Theo truyền thống, cây nêu được dựng vào ngày nào?

A. Mùng 1 tháng Chạp

B. Ngày 15 tháng Chạp

C. Ngày 23 tháng Chạp

D. Mùng 1 tháng Giêng

Đáp án C

Câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền (ảnh 3)

Câu 35: Ý nghĩa món canh khổ qua trong mâm cơm Tết của người miền Nam là gì?

A. Món ăn lấy may, hy vọng năm mới nhiều điều tốt đẹp.

B. Món ăn màu xanh, tượng trưng cho cây lá sinh sôi

C. Khổ qua nhồi thịt tượng trưng cho sự sung túc

Đáp án A

Câu 36: Nguồn gốc của phong bao lì xì đỏ xuất phát từ đâu?

A. Hàn Quốc

B. Nhật Bản

C. Việt Nam

D. Trung Quốc

Đáp án D

Câu 37: Mâm ngũ quả tượng trưng cho điều gì?

A: Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

B: Không mang ý nghĩa gì

C: 5 ước nguyện Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh

D: Đáp án A và C đúng.

Đáp án D

Câu 38: Mùng một tết ta thường nhìn thấy hoạt động gì?

A. Múa lụa

B. Múa lân

C. Múa lửa

Đáp án B

Câu 39: Tết được quy định trong mấy ngày chính?

A. 5 ngày

B. 4 ngày

C. 3 ngày

Đáp án 3

Câu 40: Loài chim nào thường báo hiệu khi mùa xuân đến?

A. Chim vành khuyên

B. Chim bồ câu

C. Chim yến

D. Chim én

Đáp án D

Câu 41: Ai là người sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy?

A. Mai An Tiêm

B. Thánh Gióng

C. Lang liêu

D. Các vua Hùng

Đáp án C

Câu 42: Tết cổ truyền diễn ra bao nhiêu lần trong một năm?

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Đáp án A

Câu 43: Người được chọn xông đất phải có tiêu chuẩn nào?

A. Khỏe mạnh

B. Tốt tính

C. Gia cảnh khấm khá, hòa thuận

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 44: Một số dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc có tục ăn trộm sau giao thừa. Theo bạn ý nghĩa của tục lệ này là gì?

A. Xua đuổi tà ma

B. Cầu may mắn

Đáp án B

Câu 45: Quả gì thường được chưng trong ngày Tết do Mai An Tiêm tìm thấy?

A. Quả khế

B. Quả bưởi

C. Quả dưa hấu

D. Quả xoài

Đáp án C

Câu 46: Ông Táo về trời bằng phương tiện gì?

A. Khinh khí cầu

B. Máy bay

C. Ống khói nhà bếp

D. Cá chép

Đáp án D

Câu 47: Tết Nguyên Đán nhằm vào ngày nào?

A. 1/12 âm lịch

B. 31/12 âm lịch

C. 1/1 âm lịch

D. 1/2 âm lịch

Đáp án C

Câu hỏi trắc nghiệm về Tết cổ truyền (ảnh 4)

Câu 48: Đây là một việc chúng ta thường làm trước Tết để biểu lộ sự nhớ ơn tổ tiên, những người đã khuất?

A. Đi thăm bà con.

B. Viếng mộ, tảo mộ (chạp mã)

C. Đưa ông Táo về trời

D. Dọn dẹp và trang trí nhà cửa

Đáp án B

Câu 49: Một phong tục của người Việt Nam trong đêm giao thừa nhưng đã bị cấm?

A. Xông đất.

B. Đốt pháo.

C. Hái lộc.

D. Cúng giao thừa.

Đáp án B

Câu 50: Một loại quả trong mâm ngũ quả, nói về sự ước nguyện điều gì đó?

A. Quả đu đủ.

B. Quả dừa.

C. Quả mãng cầu.

D. Quả xoài.

Đáp án C

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question