image hoi dap
image hoi dap

Cấu tạo của hệ mạch

icon-time15/5/2024

Cấu tạo của hệ mạch bao gồm

- Hệ mạch gồm các động mạch, tĩnh mạch nối với nhau thông qua các mao mạch.

- Động mạch là mạch máu dẫn mẫu từ tâm thất phải đến phổi và từ tâm thất trái đến các cơ quan, các mô và các tế bào trong cơ thể. Hệ thống động mạch bắt đầu từ động mạch chủ và động mạch phổi phân thành các động mạch có kích thước nhỏ dần và cuối cùng là các tiểu động mạch. 

- Tĩnh mạch là các mạch máu dẫn máu từ mao mạch trở về tim. Hệ thống tĩnh mạch bắt đầu từ các tiểu tĩnh mạch, đến các tĩnh mạch có đường kính lớn dần và cuối cùng là tĩnh mạch chủ.

- Mao mạch là các mạch máu nhỏ. Trong hệ mạch, mao mạch có chức năng dẫn máu từ động mạch sang tĩnh mạch.


Hoạt động của hệ mạch

- Máu được vận chuyển trong hệ mạch tuân theo các quy luật vật lí liên quan chặt chẽ đến áp suất đầy máu, lưu lượng máu chảy, vận tốc, sức cản của mạch.

Huyết áp

- Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm vận chuyển máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp là kết quả tổng hợp của các yếu tố: sức co bóp của tim, sức cản của dòng máu và độ quánh của máu.

- Khi tim co dãn, áp lực máu luôn thay đổi một cách nhịp nhàng nên đã gây ra huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim
dân. Ở người trưởng thành, trong trạng thái sinh lí bình thường, huyết áp tâm thu đạt giá trị khoảng 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương đạt giá trị khoảng 70 – 80 mmHg.

- Trong suốt chiều dài của hệ mạch từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ, huyết áp có sự biến đổi (Hình 10.8).

Vận tốc máu

- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây. Tốc độ máu chảy trong hệ mạch phụ thuộc vào
tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Nếu tổng tiết diện mạch nhỏ, chênh lệch huyết áp lớn, máu sẽ chảy nhanh và ngược lại, máu sẽ chảy chậm.


Sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào

- Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu với các mô, tế bào. Các chất dinh dưỡng và O, được chuyển từ máu đến các tế bào nhờ áp suất lọc và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá ở tế bào được đưa lại vào máu qua thành mao mạch do lực tái hấp thu.
Khi máu vận chuyển trong mao mạch, huyết áp trong mao mạch có tác dụng đẩy dịch trao đổi ra khỏi mao mạch, nhưng áp suất keo của huyết tương có tác dụng kéo dịch trao đổi vào mao mạch.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question