image hoi dap
image hoi dap

Chen chúc hay Chen trúc từ nào mới đúng? Đặt câu với từ đúng

icon-time10/5/2024

Cùng cảnh sát chính tả - Topbee giải đáp thắc mắc của nhiều người về Chen chúc hay Chen trúc từ nào mới đúng? và tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục lỗi dùng sai từ nhé! 


Chen chúc hay Chen trúc từ nào mới đúng?

Chen chúc là từ đúng chính tả còn chen trúc là từ sai chính tả.

Chen chúc hay Chen trúc từ nào mới đúng? Đặt câu với từ đúng

Chen chúc nghĩa là gì? Đặt câu với từ Chen chúc

Chen chúc là từ diễn tả việc chen nhau lộn xộn. Từ này thường được sử dụng để miêu tả một đám đông.

  Đặt câu:

- Đông người chen chúc nhau lên tàu.

- Người dân chen chúc, xô đẩy nhau để mua những món đồ hạ giá. 

- Ai cũng muốn xuống tầng nên cứ chen chúc nhau trong chiếc thang máy nhỏ, chật hẹp. 

Ngoài chen chúc, người ta cũng dùng từ chen lấn để thể hiện sự đông đúc. Tuy vậy, chen lấn mang nghĩa khác. Chen lấn nghĩa là dùng sức để chiếm chỗ, chiếm lối ở nơi đông người.

  Đặt câu:

- Không chen lấn nơi đông người.

- Nhiều người ích kỷ, chen lấn người khác để mua được đồ trước.


Chen trúc nghĩa là gì? Đặt câu với từ Chen trúc

Chen trúc là từ không hề có nghĩa và không nằm trong cuốn từ điển Tiếng Việt. Vì vậy mà nhiều người cho rằng giải bày mới là từ chính xác nhất.


Nguyên nhân dẫn đến người dùng nhầm lẫn giữa từ chúc và trúc

- Sai chính tả do người dùng nhầm lẫn giữa âm “ch” và “tr”, khi nói cũng không nhấn nhá, còn khi viết thì lại dựa theo cảm tính, không nhớ là “ch” hay “tr”.

- Nhiều người dùng cũng không tìm hiểu thật kĩ, khi giao tiếp cũng vô hình chung phát âm sai, người nghe ra từ cũng nghĩ đó là đúng và dần dần từ sai phổ biến hơn, khi viết cũng viết quá nhanh không kiểm tra lại độ chính xác của nó mà phần nhiều cũng là do cảm tính, thói quen từ việc phát âm, giao tiếp. 


Cách khắc phục lỗi nhầm lẫn

Khi đã biết nguyên nhiên nhầm lẫn, chúng ta có thể khắc phục, hạn chế sai lầm này bằng cách:

- Tiếp xúc nhiều hơn với từ điển tiếng Việt, văn bản đúng chính tả để ghi nhớ mặt chữ.

- Phát âm cẩn trọng, từ từ, rõ ràng, mạch lạc để tránh người nghe không rõ từ.

- Không viết theo cảm tính để tránh trường hợp hình thành thói quen viết bừa, viết sai chính tả mà phải viết khi đã biết câu chữ, chắc chắn nó là từ đúng. 

- Khi thấy có người mắc phải lỗi nhầm lẫn này, chúng ta cũng phải chỉnh sửa, nói rõ cho họ đâu là từ đúng và sai. 

- Đọc nhiều sách cũng trở thành một phương pháp giúp người đọc nhận biết được mặt chữ, hiểu thêm cách viết đúng của các chữ để khi viết có thể vận dụng. 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question