image hoi dap
image hoi dap

Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm (2 đề)

icon-time15/6/2023

Trả lời câu hỏi Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Bài thơ được gieo vần gì? Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì? Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? Nội dung của bài thơ là gì? Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,

Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,

Dặm liễu sương sa khách bước dồn.

Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,

Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan) 

Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm (2 đề)

Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm - Đề số 1

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn

D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 3: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

B. Xót xa, sầu tủi

C. Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

A.Nghị luận kết hợp biểu cảm

B. Biểu cảm kết hợp tự sự

C. Miêu tả kết hợp tự sự

D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà

C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt

D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước

Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng

B. Yêu nhà, yêu quê hương

C. Sự hoài cổ

D. Cả ba ý trên

Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm (2 đề)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1: B. 

Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: B. 

Bài thơ được gieo vần chân

Câu 3: C. 

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là buồn, ngậm ngùi

Câu 4: D. 

Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: A. 

Nội dung của bài thơ là: Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

Câu 6: A.

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan có đặc điểm: Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

Câu 7: D.

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà là: Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: D.

Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy nhân vật trữ tình có lòng tự trọng; yêu nhà, yêu quê hương và có sự hoài cổ.


Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm - Đề số 2

Câu 1. Về thể loại, bài thơ Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan giống bài thơ nào sau đây?

A. Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

B. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

C. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

D. Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh

Câu 2. Dòng nào nêu đúng đặc điểm về vần trong bài thơ trên:

A. Bài thơ gieo vần trắc ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

B. Bài thơ gieo vần bằng – trắc bằng hoặc trắc – bằng – trắc ở các tiếng 2, 4, 6 trong mỗi câu

C. Từng cặp câu: Câu 2 – câu 3, câu 4 – câu 5, câu 6 – câu 7, câu 1 câu 8 vần với nhau.

D. Bài thơ gieo vần bằng, độc vận, vần gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Câu 3. Bài thơ nào sau đây có nét tương đồng về thời gian nghệ thuật với bài Chiều hôm nhớ nhà:

A. Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến

B. Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ

C. Tự tình bài 2 – Hồ Xuân Hương

D. Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão

Câu 4. Hình ảnh miêu tả trong hai câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô thôn biểu đạt được điều gì?

A. Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên cuộc sống thảnh thơi, an nhàn của những người dân quê.

B. Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên nhịp sống đều đều buồn tẻ của những người dân quê.

C. Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong lòng người khách tha phương.

D. Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi xót xa cho hoàn cảnh li tán của chính mình trong lòng người lữ khách.

Câu 5. Cùng viết về sự tác động của ngoại cảnh đến tâm trạng, cảm xúc chủ thể trữ tình, hai câu Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô thôn có nét tương đồng với những câu thơ nào sau đây:

A. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám – Đâm toạc chân mây đá mấy hòn;

B. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước – Thành Bạch chày vang bóng ác tà;

C. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí – Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo;

D. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh – Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Câu 6. Dòng nào nêu cách hiểu chưa đúng về nội dung hai câu thơ: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi – Dặm liễu sương sa khách bước dồn” :

A. Hai câu thơ gợi lên hình ảnh ngàn mai xào xạc trong gió cuốn, cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu, trên con đường sương gió lạnh lẽo ấy chỉ có người lữ khách, một mình một bóng đang bước đi vội vã.

B. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn của con người phải tha phương nơi đất khách.

C. Hai câu thơ được viết nên từ tâm trạng bơ vơ, lạc lõng, từ những trải nghiệm của một con người đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn nơi đất khách.

D. Hình ảnh trong hai câu thơ mang đậm tính tượng trưng, ước lệ của thơ cổ điển.

Câu 7. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu cuối: Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ – Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn là:

A. Phép tiểu đối trong câu trên và sử dụng câu hỏi tu từ trong câu dưới nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi cô đơn trong lòng người lữ khách.

B. Sử dụng điển cố Chương Đài giúp lời thơ thêm hàm súc.

C. Sử dụng từ Hán Việt trang trọng, cổ điển.

D. Cả A, B, C

Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm (2 đề)

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A

Về thể loại, bài thơ Chiều hôm nhớ nhà – Bà Huyện Thanh Quan giống bài thơ Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương cùng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2.

Đặc điểm về vần trong bài thơ trên là: Bài thơ gieo vần bằng, độc vận, vần gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8: Hôn – dồn – thôn – dồn – ôn.

Câu 3.

Bài thơ Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ có nét tương đồng về thời gian nghệ thuật với bài Chiều hôm nhớ nhà. Đó là: thời gian nghệ thuật đều là buổi chiều (Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn/ Bạch Đế thành cao cấp mộ châm ).

Câu 4. C

Hình ảnh miêu tả trong hai câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô thôn biểu đạt những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong lòng người khách tha phương.

Câu 5.

Cùng viết về sự tác động của ngoại cảnh đến tâm trạng, cảm xúc chủ thể trữ tình, hai câu Gác mái, ngư ông về viễn phố – Gõ sừng, mục tử lại cô thôn có nét tương đồng với những câu thơ “Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước – Thành Bạch chày vang bóng ác tà”: Đỗ Phủ nghe những âm thanh gợi cảnh người dân rộn ràng may áo ấm, giặt giũ quần áo ấm mà chạnh nhớ nhà, nhớ quê hương; Đó cũng là tâm trạng bà Huyện Thanh Quan khi chứng kiến cảnh sống bình dị của người dân thôn quê.

Câu 6. D

Cách hiểu chưa đúng là: Hình ảnh trong hai câu thơ mang đậm tính tượng trưng, ước lệ của thơ cổ điển vì: Hình ảnh tượng trưng ước lệ là phương diện nghệ thuật biểu hiện (không phải nội dung).

Câu 7. D

Nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu cuối: Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ – Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn là:

- Phép tiểu đối trong câu trên và sử dụng câu hỏi tu từ trong câu dưới nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi cô đơn trong lòng người lữ khách.

- Sử dụng điển cố Chương Đài giúp lời thơ thêm hàm súc.

- Sử dụng từ Hán Việt trang trọng, cổ điển.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Chiều hôm nhớ nhà Đọc hiểu trắc nghiệm. Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Hoàng Thu Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question