image hoi dap
image hoi dap

Chơi chữ (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Chơi chữ  (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Chơi chữ đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Chơi chữ là gì ?

- Khái niệm: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,...làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Đồng thời là cách biến hóa ngôn từ kết hợp tính nghệ thuật của người Việt. 

- Được sử dụng phổ biến trong thơ ca chính thống và ca dao, tục ngữ gắn liền trong cuộc sống đời thường. Biện pháp tu từ này có tác dụng làm câu thơ, lời văn thêm phần dí dỏm, trào phúng và có tính giáo dục cao.


Phân loại của chơi chữ

- Sử dụng từ đồng âm:

+ Là dựa trên hiện tượng đồng âm của một từ để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa khác nhau, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

- Sử dụng từ gần âm:

+ Cách chơi chữ này là sử dụng các từ gần giống nhau, nhưng mang ý nghĩa khác nhau.

- Sử dụng cách điệp âm:

+ Trong cách chơi chữ điệp âm là trong một câu, một bài thơ, văn sử dụng nhiều từ có phụ âm đầu để tạo tính hài hước, thú vị.

- Sử dụng lối nói lái:

+ Là cách nói ngược câu chữ, nói lái được coi là ít nghiêm trang, có tính cách bông đùa, mỉa mai, châm biếm, một số dùng để diễn tả sự thô tục một cách kín đáo. Loại chơi chữ này không phải người đọc, người nghe nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu như không suy luận hay phân tích từng từ một.

- Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.


Ví dụ minh họa về chơi chữ

- Ví dụ về sử dụng từ đồng âm:

 "Chị Xuân đi chợ mùa hè

Mua cá thu về chợ hãy còn đông".

 “Xuân” là tên của một chị gái, “thu” là tên của một loài cá, “đông” là chỉ tính chất của chợ tức là nhiều người, chị Xuân đã đi chợ vào mùa hè và mua cá thu, lúc chị đi về chợ vẫn còn nhiều người. Có thể hiểu theo cách là “Xuân, Hạ, Thu, Đông” là tên của bốn mùa trong một năm, là hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên. Cách dùng từ đồng âm này giúp câu thơ trở nên hóm hỉnh, hài hước.

- Ví dụ về sử dụng từ gần âm:

"Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần".

Hai từ gần âm là “ tài, tai”, cách chơi chữ này có tác dụng là những người có tài sắc vẹn toàn thường gắn với những tai ương, những gian truân, khó khăn vất vả trong cuộc đời. Có một câu tục ngữ cũng có nghĩa tương tự là “ Hồng nhan bạc mệnh”.

- Ví dụ về sử dụng điệp âm:

“Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên mang mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mĩ miều mai mắn mây mà mơ”.

 Nhà thơ Tú Mỡ đã sử dụng lối chơi chữ điệp âm, toàn bộ âm đầu đều bắt đầu bằng chữ “M” nhằm tạo điểm nhấn cho bài thơ, diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Ví dụ về cách nói lái:

 "Một con cá đối nằm trên cối đá

Hai con cá đối nằm trên cối đá".

-"Một thầy giáo tháo giày, hai thầy giáo tháo giày, ba thầy giáo…."

Cách nói lái: Cá đối - cối đá, thày giáo - tháo giày.

- Ví dụ sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa:

 "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non".

Sử dụng cặp từ trái nghĩa “già và non”.

 "Nửa đêm giờ tý canh ba.

Vợ tôi con gái, đàn bà nữ nhi".

Hai từ gần nghĩa là “con gái, nữ nhi, vợ, đàn bà”.


Tác dụng của chơi chữ

- Giúp câu văn thể hiện sự hài hước, dí dỏm nên gây được nhiều hứng thú ấn tượng với người đọc, người nghe. 

- Làm cho bài viết, lời nói sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ được ghi nhớ lâu dài.

- Ngoài ra nó còn thể hiện được sự khéo léo, tinh tế của tác giải khi biết lồng ghép các câu từ để cho câu văn mang nhiều ý nghĩa, mang đậm sự trào phúng nhưng tinh tế, không lộ liễu.

- Tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc cho những lời nói trong cuộc sống hằng ngày. 


Cách nhận biết phép chơi chữ

- Câu có chứa biện pháp tu từ chơi chữ sẽ sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa, nói lái, dùng từ trái nghĩa… 


Sơ đồ tư duy của phép chơi chữ

Sơ đồ tư duy của phép chơi chữ

Bài tập vận dụng

Câu 1: Xác định điện pháp chơi chữ trong các câu văn, câu thơ sau:

a. Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt.

Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương.

b. Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng Tri huyện.

Lời giải:

a) Biện pháp tu từ chơi chữ được sử đụng trong câu là biện pháp điệp âm. Ở đây ta thấy điệp âm “th” và “l”. Lối chơi chữ tế nhị nhưng đã lột tả được mặt trái của cuộc sống khi những người “thật thà” sẽ thường thua thiệt hơn so với những người chỉ biết “lọc lừa”.

b) Biện pháp chơi chữ ở đây cũng là điệp từ “học trò” và “tri huyện”. Thông qua hai câu văn này, chúng ta nhận thấy ý nghĩa phê phán của người nói đối với quan huyện khi so sánh con học trò với thằng tri huyện.

Câu 2: Phân tích biện pháp chơi chữ trong bài ca dao sau:

Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn

- Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao này?

- Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ?

- Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng gì?

Lời giải:

- Trong đoạn ca dao này có cách chơi chữ là sử dụng từ đồng nghĩa:

Từ “lợi” mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi.

Từ “lợi” trong câu nói của thầy bói chính là một cơ quan trong cơ thể. Đó là phần thịt bao quanh chân răng.

- Việc sử dụng từ lợi ở trong câu cuối của bài ca dao đã dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

- Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng: Thầy bói nhắc khéo “bà già”: bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa. Tạo sự bất ngờ, hài hước và dí dỏm.

Câu 3: Trong bài thơ Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

Lời giải:

- Dùng từ đồng âm: khổ, cam

+ khổ: khổ đau (thuần Việt); đắng (Hán Việt)

+ cam: quả cam (thuần Việt); ngọt (Hán Việt)

- Thành ngữ Hán Việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng, tận: hết, cam: ngọt, lai: đến): Hết khổ sở đến lúc sung sướng

⇒ Niềm sung sướng, hạnh phúc được sống trong độc lập, tự do.

Câu 4: Bài thơ dưới đây sử dụng lối chơi chữ nào?

Duyên duyên ý ý tình tình

Đây đây đó đó tình tình ta

Năm năm tháng tháng ngày ngày

Chờ chờ đợi đợi, rày rày mai mai

Lời giải:

Bài thơ sử dụng lỗi chơi chữ điệp âm.

- Hai dòng đầu phụ âm Đ - được điệp trong 4 âm tiết, phụ âm T được điệp trong 6 âm tiết; nhưng về cơ bản đây chỉ là sự gấp đôi một cách đều đạn các âm tiết cấu tạo nên bài ca dao: hai cặp lục bát chỉ sử dụng 14 âm tiết (trong đó chữ "tình" được điệp 4 lần). Nhằm nhấn mạnh sự dằn dỗi, bức xúc của người nói. 

Trần Thanh Hiền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question