image hoi dap
image hoi dap

Cu(NO3)2 (kết tủa không, điện ly mạnh hay yếu, mindmap)

icon-time13/1/2024

Tổng hợp kiến thức về Cu(NO3)2: Cấu tạo phân tử, Tính chất vật lí, hóa học, phương pháp điều chế, ứng dụng, Mindmap giúp học sinh ôn tập, bổ sung kiến thức


Đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2) là gì ?

- Khái niệm: Đồng (II) nitrat là một hợp chất hóa học vô cơ có bề ngoài là một chất rắn tinh thể màu xanh dương với công thức hóa học được ký hiệu là Cu(NO3)2

- Đồng (II) nitrat được tổng hợp ở quy mô công nghiệp từ sự phân hủy quặng đồng và xuất hiện trong tự nhiên với 5 dạng ngậm nước khác nhau, những dạng phổ biến nhất là ngậm 3 và 6 phân tử nước.


Tính chất vật lý

- Đồng (II) nitrat là một chất rắn tinh thể màu xanh da trời. 

- Muối khan của nó sẽ tạo thành các tinh thể lục lam và thăng hoa trong chân không ở nhiệt độ 150 – 200 ℃. 


Tính chất hóa học

- Nó mang tính chất hóa học của muối.

- Tham gia phản ứng với dung dịch bazơ tạo ra bazo mới và muối mới:

   Cu(NO3)2 + 2KOH → Cu(OH)2 + 2KCl

   Cu(NO3)2 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + Ba(NO3)2

- Phản ứng nhiệt phân trong điều kiện có nhiệt độ trên 170oC: 

Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2-


Đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2) là chất điện ly mạnh hay yếu ?

- Khi tan trong nước Cu(NO3)2 sẽ bị hòa tan và phân li hoàn toàn thành các ion. Như vậy đồng (II) nitrat là chất điện ly mạnh.


Đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2) có kết tủa không ?

- Hợp chất đồng (II) nitrat (Cu(NO3)2) không kết tủa trong nước. Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Cu(NO3)2 sẽ tạo ra chất kết tủa Cu(OH)2.


Phương pháp điều chế

- Hiện nay người ta thường điều chế bằng cách cho trực tiếp kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3:

   3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO +4H2O

- Một số phương trình điều chế đồng (II) nitrat là:

Cu + Hg2(NO3)2 ⟶ Cu(NO3)2 + 2Hg 

Ba(NO3)2 + CuSO4 ⟶ Cu(NO3)2 + BaSO4 

Cu(NO3)2.6H2O ⟶ Cu(NO3)2 + 6H2

Cu + 2N2O4 ⟶ Cu(NO3)2 + 2NO2 


Dấu hiệu nhận biết

- Nung muối đồng (II) nitrat thu được đồng oxit màu đen và có khí màu nâu thoát ra. 

- Cho Fe tác dụng với chất thử nếu hiện tượng xảy ra có chất rắn màu xám của sắt (Fe) bị lớp đồng màu đỏ của đồng (Cu) phủ lên trong dung dịch màu xanh lam thì đó là đồng (II) nitrat.


Sơ đồ tư duy của Đồng (II) nitrat 

Sơ đồ tư duy của Đồng (II) nitrat 
Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question