image hoi dap
image hoi dap

Dẫn chứng về lòng đố kỵ áp dụng vào NLXH

icon-time11/12/2023

Cuộc sống của con người bị tác động bởi rất nhiều cảm xúc khác nhau bên trong tính cách.Một trong số những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên  tác động đến con người chính là lòng đố kỵ. Hãy cùng Topbee tìm hiểu về lòng đố kỵ qua bài viết sau nhé !


Đố kỵ là gì ?

Mỗi người luôn tồn tại những mặt cảm xúc khác nhau trong tính cách, tích cực có và tiêu cực cũng có. Những cảm xúc ấy đều ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Một trong số những cảm xúc tiêu cực xảy ra thường xuyên  tác động đến con người chính là lòng đố kỵ.

Lòng đố kỵ là trạng thái tâm lí nằm sẵn trong tính cách mỗi người, không phân biệt  lứa tuổi, giới tính, không phân biệt trình độ học vấn. Đố kỵ thường xảy ra khi con người thù ghét, cảm thấy khó chịu khi có người hơn mình ở một lĩnh vực nào đó. Nếu tâm không trong sáng, đố kỵ có thể xuất hiện nảy sinh thái độ hơn thua, đụng chạm tới quyền lợi của người khác. Sự nguy hiểm của lòng đố kỵ nằm ở chỗ ác tâm, đố kỵ khiến con người ta mang theo sự thù hận, ghen ghét, muốn phá hoại và làm tổn thương người khác để thỏa mãn dã tâm của chính mình.

Dẫn chứng về lòng đố kỵ áp dụng vào NLXH

Dẫn chứng về lòng đố kỵ

1. Trong câu chuyện Tấm Cám, vì đố kỵ với Tấm khi được làm vợ vua mà dì ghẻ cùng Cám đã giết hại Tấm rất nhiều lần, chính vì sự ghen ghét, hận thù đã che mờ mắt khiến cho họ đã làm ra những việc độc ác mất nhân tính, hãm hại Tấm không thương tiếc. Kết cục, Tấm vẫn tìm được hạnh phúc cho riêng mình còn dì ghẻ và Cám phải chịu hình phạt thích đáng.

2. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em gái khi nàng  lấy được Sọ Dừa – vào lúc chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả do tâm địa độc ác, do sự đố kỵ gây nên.

3. hời Tam Quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

4. Trong câu chuyện Dê và Lừa, Dê thấy Lừa được bác nông dân cho ăn nhiều hơn nên nảy sinh đố kỵ, ghen ghét muốn hãm hại Lừa. Nhưng không ngờ Lừa bị thương để chữa trị phải dùng đến phổi của Dê, bác nông dân không ngần ngại giết Dê để chữa trị cho Lừa. Chính vì lòng đố kỵ khi nhìn thấy Lừa hơn mình, Dê đã có ý định xấu xa muốn hại chết Lừa nhưng không ngờ kẻ nhận hậu quả lại là mình.

5.Trong truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn, sau khi gương thần khen Bạch Tuyết xinh đẹp, Hoàng hậu độc ác đã nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét với sắc đẹp của nàng. Bà ta năm lần bảy lượt tìm cách hãm hại Bạch Tuyết để có thể trở thành người đẹp nhất thế gian. Nhưng những kẻ có tâm địa độc ác thì sẽ không có kết cục tốt đẹp, Hoàng hậu độc ác đã phải nhận cái kết thích đáng .

6. Bà Chung người Trung Quốc có hai cậu con trai phải ngồi tù, mang danh có đứa con ngồi tù, từ một người phụ nữ khá vui vẻ bà đã thay đổi luôn hậm hực, cảm thấy vô cùng tự ti và đố kỵ với những gia đình hạnh phúc khác. Chính vì sự đố kỵ đó mà bà đã thay đổi, hành hung, trút giận lên đứa trẻ 3 tuổi vô tội, khiến một gia đình đau khổ khi mất đi đứa con của mình. Tuy là sau đó bà đã phải chịu sự trừng phạt của pháp luật những nỗi đau khi mất của gia đình nạn nhân sẽ mãi không nguôi, lòng đố kỵ đã làm thay đổi bản chất của mỗi người. 

7. Nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nói: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

8. Lòng đố kỵ xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta, từ sự không công bằng của cha mẹ khi luôn thiên vị, bênh người em và hay khiển trách anh chị. Tình trạng đó dẫn tới việc chị em, anh em trong nhà không đoàn kết, hay hơn thua, chửi mắng và đánh nhau, nghiêm trọng hơn là có thể tàn sát nhau chỉ vì tài sản, tranh chấp đất đai, nhà cửa mà bố mẹ để lại không công bằng. 


Nghị luận về sự đố kỵ trong cuộc sống

Trong cuộc sống, luôn có những trạng thái tiêu cực bên trong tính cách của con người ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ bên ngoài. Một trong số đó chính là sự đố kỵ-thứ khiến cho mối quan hệ giữa người với người bị tan vỡ và xa cách. Vậy đố kỵ là gì ? Làm cách nào để chúng ta nhận biết được cảm giác đố kỵ trong cuộc sống và tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực ấy ?

Lòng đố kỵ là trạng thái tâm lí nằm sẵn trong tính cách mỗi người, không phân biệt  lứa tuổi, giới tính, không phân biệt trình độ học vấn. Đố kỵ thường xảy ra khi con người thù ghét, cảm thấy khó chịu khi có người hơn mình ở một lĩnh vực nào đó. Nếu tâm không trong sáng, đố kỵ có thể xuất hiện nảy sinh thái độ hơn thua, đụng chạm tới quyền lợi của người khác. Sự nguy hiểm của lòng đố kỵ nằm ở chỗ ác tâm, đố kỵ khiến con người ta mang theo sự thù hận, ghen ghét, muốn phá hoại và làm tổn thương người khác để thỏa mãn dã tâm của chính mình

Mỗi khi nhìn thấy cuộc sống của người khác đạt được những thành tựu, những điều hoàn hảo hơn mình, trong thâm tâm nảy sinh cảm giác khó chịu, bực tức và ghen tị đó chính là cảm giác đố kỵ. Đố kỵ chính là thái độ vô cùng xấu mà chúng ta phải tránh xa, điều đó không mang lại giá trị tích cực gì cho cuộc sống mà chỉ mang đến những phiền toái, khó chịu. Đặc biệt khi tiếp xúc với những người có tính đố kỵ, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi bởi họ luôn dành cho ta một thái độ lạnh nhạt, ghét bỏ và thậm chí có những người sẵn sàng hãm hại người khác chỉ để thỏa mãn lòng đố kỵ của chính mình.

“Nếu bạn ghen tị với những người thành công, bạn tạo ra một trường lực lượng tiêu cực đẩy bạn khỏi những điều bạn cần làm để thành công. Nếu bạn khâm phục những người thành công, bạn tạo ra một trường lực lượng tích cực hấp dẫn bạn trở nên ngày càng giống những người bạn muốn giống.” Đố kỵ là trạng thái khác hoàn toàn với ngưỡng mộ, khi chúng ta ngưỡng mộ những người tài giỏi hơn, chúng ta sẽ cố gắng học tập, nỗ lực từng ngày để đạt được thành tựu giống như họ. Còn đố kỵ thì khác, những người đố kỵ thường chỉ biết ghen tị và vùi dập những thành quả của người khác chứ họ không muốn nỗ lực, lao động hết mình để đạt được thành công.

Những người có tính đố kỵ thường không có được sự thành công, an nhàn trong cuộc sống. Điều đó đã được chứng minh trong các câu truyện dân gian mà cha ông ta truyền lại. Giống như dì ghẻ và Cám vì đố kỵ với Tấm mà phải chịu hình phạt đau đớn, hoặc trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em gái khi nàng  lấy được Sọ Dừa – vào lúc chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả do tâm địa độc ác, do sự đố kỵ gây nên.

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đừng chỉ nhìn vào những điều mà người khác hơn mình để rồi nảy sinh cảm giác đố kỵ, hãy luôn nhớ rằng thế giới bình đẳng, chúng ta hãy nhìn vào những điều tầm thường của người khác để thấy rằng họ cũng giống chúng ta. Hãy dập tắt cảm giác đố kỵ mà cố gắng lao động, tạo cho mình sự thành công, những điều quý giá mà những người khác cũng phải ngưỡng mộ. Nên nhớ rằng “Lòng ghen tuông giống như muối trong thức ăn: một chút có thể tăng thêm vị, nhưng nhiều quá có thể làm mất ngon, và, trong một số trường hợp nào đó, có thể nguy hiểm đến tính mạng.”

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question