Top 10 Dẫn chứng về lòng khoan dung, sự tha thứ (đầy đủ ngắn gọn áp dụng bài NLXH)
image hoi dap
image hoi dap

Top 10 Dẫn chứng về lòng khoan dung, sự tha thứ (đầy đủ ngắn gọn áp dụng bài NLXH)

icon-time12/8/2023

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Sự cảm thông và lòng khoan dung vẫn luôn là nguồn động lực to lớn giúp ta có cơ hội sửa lại những sai lầm mà bản thân đã gây ra. Vì vậy, hãy để lòng khoan dung là ngọn đèn dẫn đường cho chúng ta trong hành trình xây dựng một cuộc sống ý nghĩa và tràn đầy tình thương yêu. Sau đây mời các bạn đến với mẫu bài nêu Dẫn chứng về lòng khoan dung.


Thế nào là lòng khoan dung?

Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt đẹp và cao quý nhất của con người. Người có lòng khoan dung luôn biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm, họ sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác. Họ biết chấp nhận những khiếm khuyết, điểm yếu và luôn sẵn sàng giúp ai đó khắc phục những sai lầm đã gây ra. Lòng khoan dung đối lập hoàn toàn với lối sống nhỏ nhen, ích kỷ, không biết thấu hiểu và bụng dạ hẹp hòi.

Dẫn chứng về lòng khoan dung

Dẫn chứng về lòng khoan dung

1/ Theo lời dạy của nhà Phật: "Hận thù nên gỡ bỏ, không nên giam cầm". Thật vậy, hận thù chỉ nên gỡ bỏ chứ đừng giam cầm nó. Cũng như khi ta biết tha thứ cho người khác, ta sẽ cảm thấy tâm hồn mình được bình yên và thanh thản hơn rất nhiều, lòng khoan dung sẽ đem đến cho ta một niềm hạnh phúc đích thực và to lớn. 

2/ Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung vẫn luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Giống như khi quân và dân ta anh dũng đánh bại giặc Minh, dù thắng nhưng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện. Hành động đẹp đó đã được thi sĩ Nguyễn Trãi khắc họa lại trong thi phẩm Bình Ngô Đại Cáo:

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền

Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa"

3/ "Nhân bất thập toàn" - ý chỉ đã là con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo hay tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Ai trong mỗi người chúng ta cũng từng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh hay với chính mình. Sai lầm đó có thể đến từ những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động,... Nhưng nếu ta cứ luôn trách móc, chê bai, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Không chỉ không cảm thấy bình yên nơi tâm hồn, mà chính cá nhân ta sẽ ngày một tiêu cực đi bởi hành động soi mói, trì triết sai phạm của người khác. Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm và trao cho họ cơ hội để sửa đổi bởi lẽ ẩn sâu bên trong mỗi con người đều có những đức tính tốt đẹp, đáng được trân trọng và nâng niu.

Dẫn chứng về lòng khoan dung

4/ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng xót xa , ngậm ngùi: “ Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì tổ quốc mà hi sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người.”

5/ John Wast

John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

6/ Alfred Nobel

Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

7/ Abraham Lincoln

Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước”.

8/ Thomas Mann

Thomas Mann đã phát ngôn, “Sự khoan dung trở thành lỗi lầm khi được dành cho cái ác.” Điều này ám chỉ rằng lòng vị tha chỉ nên được trao cho những người xứng đáng. Người xứng đáng đó là người đã nhận thức và ý thức được hành động của mình. Nếu lòng vị tha được đặt sai chỗ, nó có thể khiến con người trở nên lơ đễnh và dẫn đến việc mắc phải nhiều lỗi lầm khác.

9/  “Bình Ngô Đại Cáo” của thi sĩ Nguyễn Trãi

Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung luôn được coi là một giá trị tốt đẹp của người Việt. Ví dụ như trong cuộc chiến với quân Minh, khi dân và quân ta chiến đấu dũng cảm và đánh bại kẻ thù, chúng ta không diệt trừ kẻ địch mà mở lòng, để họ có cơ hội quay về cuộc sống hòa bình. Hành động cao cả này được thể hiện trong bài thơ “Bình Ngô Đại Cáo” của thi sĩ Nguyễn Trãi:

“Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền

Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa”

10/ Phan Thị Kim Phúc

Phan Thị Kim Phúc, người được biết đến với biệt danh “em bé Napalm” trong bức ảnh đầy chấn động về chiến tranh Việt Nam, đã phải trải qua những tổn thương sâu lắng cả về cơ thể lẫn tâm hồn. Sau khi trưởng thành, Kim Phúc đã từ bi cho những người đứng đằng sau chiến tuyến, những người đã trực tiếp gây ra những đau thương cho cô. Bản thân Kim Phúc đã nói rằng: “Sự tha thứ đã giúp tôi giải thoát khỏi cảm giác oán hận. Dù vẫn còn nhiều vết sẹo trên cơ thể và cảm giác đau đớn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm hồn của tôi đã được làm mới và bình yên hơn.”


Nghị luận xã hội về lòng khoan dung

      Pierre Benoit từng khẳng định: "Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác". Quả đúng như vậy, lòng khoan dung chính là một trong những nhân tố quan trọng góp phần giúp cho cuộc sống của mỗi con người trở nên tươi đẹp, ý nghĩa và đáng sống hơn.

      Khoan dung là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó cũng gần như là lòng vị tha. Đức tính ấy được thể hiện rõ nét ở việc rộng lượng tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, cho đi bằng cả tấm lòng, không toan tính, mưu cầu điều gì, luôn có tấm lòng rộng mở, độ lượng với người cũng như với chính bản thân mình.

       Người xưa từng nói "nhân bất thập toàn" - ý chỉ đã là con người thì chẳng ai có thể hoàn hảo hay tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Ai trong mỗi người chúng ta cũng từng hơn một lần mắc lỗi với những người xung quanh hay với chính mình. Sai lầm đó có thể đến từ những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi hoặc do hoàn cảnh khách quan tác động, bị đẩy vào con đường sai trái,... Nhưng nếu ta cứ luôn trách móc, chê bai, chế giễu lỗi lầm của người khác thì sẽ ra sao? Không chỉ không cảm thấy bình yên nơi tâm hồn, mà chính cá nhân ta sẽ ngày một tiêu cực đi bởi hành động soi mói, trì triết sai phạm của người khác. Đồng thời khiến cho người mắc lỗi ngày càng trở nên tự ti, dần dần trở thành một hình ảnh xấu xa, thảm hại trong mắt mọi người. Vì vậy hãy rộng lượng bỏ qua sai lầm và trao cho họ cơ hội để sửa đổi bởi lẽ ẩn sâu bên trong mỗi con người đều có những đức tính tốt đẹp, đáng được trân trọng và nâng niu.

    Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung vẫn luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân ta. Giống như khi quân và dân ta anh dũng đánh bại giặc Minh, dù thắng nhưng ta không diệt giặc đến cùng mà vẫn mở cho họ con đường sống, để họ trở về với cuộc sống lương thiện. Hành động đẹp đó đã được thi sĩ Nguyễn Trãi khắc họa lại trong thi phẩm Bình Ngô Đại Cáo:

"Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền

Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa"

      Lòng khoan dung chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, chỉ khi chúng ta biết mở rộng tấm lòng, trao gửi yêu thương, thì khi đó, cái ác, cái xấu mới bị loại bỏ. Tuy vậy, lòng người cũng có giới hạn, vậy nên sẽ không ai có thể mãi mãi khoan dung và chấp nhận tha thứ cho những lỗi lầm của bạn. Vì thế, hãy thay đổi khi trông thấy một ánh mắt buồn rầu, sự thất vọng trên nét mặt chưa cất thành lời.

      Trong cuộc sống, mỗi cá nhân chúng ta luôn phải nỗ lực rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình đức tính khoan dung. Không vì những lợi ích cá nhân mà trở nên ích kỉ, phải biết yêu thương, gắn bó đoàn kết với nhân loại. Hiện nay, vẫn còn tồn tại không ít những cá nhân sống một cách thờ ơ, vô cảm, luôn để ý, chắp nhặt những chuyện vặt vãnh, chỉ biết đến lợi ích cá nhân. Những người như thế sẽ khiến cho xã hội ngày một tiêu cực, đồng thời làm cho đất nước trở nên tụt hậu so với bạn bè thế giới.

      “Sự khoan dung là món trang sức của đức hạnh”. Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy sống chậm lại một chút, lắng nghe bản thân và những người xung quanh nhiều hơn, để có thể thấu hiểu, tha thứ và cảm thông, lúc đó cuộc sống của ta sẽ trở nên tươi đẹp và ý nghĩa biết bao. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau nuôi dưỡng lòng khoan dung để lan tỏa tình yêu thương đi khắp muôn nơi.

—————————————————————————

Trên đây là bài viết Dẫn chứng về lòng khoan dung. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question