Top 10 Dẫn chứng về tôn sư trọng đạo
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn
Tham vấn chuyên môn bài viết
Giáo viên: Hoàng Thị Dung
Cử nhân sư phạm Ngữ Văn
Là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và cần được phát huy Tôn sư trọng đạo đã xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Hãy cùng Topbee tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo qua bài viết sau nhé !
Tôn sư trọng đạo là gì ?
- "Tôn Sư” có ý nghĩa là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.
- "Trọng đạo” tức là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.
=>Vậy tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và cần được phát huy.
Những dẫn chứng về tôn sư trọng đạo
1.Thầy giáo Chu Văn An
Thầy Chu Văn An là một trong những tấm gương nổi bật nhất của nền giáo dục Việt Nam. Ông nổi tiếng cương trực, luôn giữ mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Thế nên, thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), nhưng ông lại không ra làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học.
Ông răn dạy học trò nên gắng sửa mình theo đức “lễ, nghĩa, trí, tín” của người quân tử. Nhiều học trò của ông đã đổ đạt, làm quan, nổi bật nhất là Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đều đỗ Thái học sinh, làm quan to dưới triều Trần, nhưng mỗi lần đến thăm thầy đều quỳ gối xin được thọ giáo. Với thầy Chu Văn An, học trò không chỉ tôn thờ ông bởi tài năng xuất chúng mà còn ngưỡng mộ cái đức độ ở đạo làm người của ông.
2.Lê Quát – quan đại thần của triều Trần
Lê Quát là học trò của Chu Văn An, sau khi đỗ đạt thành tài, Lê Quát đã làm quan ở Viện Hàn lâm, năm 1359 ông được thăng chức Phụng chỉ. Làm việc giỏi, nhanh nhẹn, lại thanh liêm nên Ông được thăng chức rất nhanh làm đến chức Nhập nội Hành khiển, Thượng thư Hữu bật, rồi làm đến chức Hữu bộc xạ…
Tuy đã trở thành quan đại thần trong triều, bận trăm công nghìn việc… nhưng năm nào Ông cũng về thăm thầy học và bao giờ cũng vậy đều cung kính quỳ gối, khoanh tay và vẫn xưng con với thầy.
3.Lê Văn Thịnh
Lê Văn Thịnh là một người học trò nghèo vùng Gia Lương, Hà Bắc; nổi tiếng là thông minh, ham học. Ông đã thi đỗ đến chức Thái sư, nhưng khi về thăm thầy thì ông vẫn nhất mực cung kính khoanh tay, quỳ gối trước thầy giáo bày tỏ sự biết ơn, tôn trọng đối với người thầy đã dạy dỗ mình thành tài.
4.Câu chuyện về nhà thơ Hoàng Cầm
Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 – 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác”. Vợ nhà thơ cũng thản nhiên “cậu cậu, tôi tôi” mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng “con”, gọi “thầy”. Về nhà, bà vợ phàn nàn:
– Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời:
– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !
5.Truyền thống tri ân thầy cô giáo vào 20/11
Tại Việt Nam, đạo lý tôn sư trọng đạo được gìn giữ và phát huy như một truyền thống quý báu. Hằng năm có ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để tôn vinh những người thầy, cô giáo luôn cố gắng nỗ lực trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.
6. Vua Đường Thái Tông
Đế Quân thời cổ cũng thường xuyên dạy con cái mình phải biết tôn sư trọng đạo. Đường Thái Tông là một vị Hoàng đế có rất nhiều thành tựu. Đồng thời ông cũng là một người cha rất chú trọng tới việc tôn sư trọng đạo.
Ông mệnh lệnh cho tất cả con cái của mình, đối xử tốt với thầy giáo giống như là đối xử với chính ông vậy. Đồng thời, gặp thầy giáo phải hành lễ quỳ bái.
Có một lần, Lý Cương vì bị đau chân, đi lại bất tiện. Khi đó, chế độ trong cung vô cùng nghiêm ngặt. Quan viên đừng nói là ngồi kiệu, ngay cả đi ra đi vào cũng hết sức lo sợ. Đường Thái Tông sau khi biết việc, đặc biệt cho phép Lý Cương ngồi kiệu vào cung dạy học. Đồng thời chiếu lệnh Hoàng Tử nghênh đón thầy giáo.
7.Truyền thống tôn sư trọng đạo trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ
"Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu"
"Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy"
"Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai"
"Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi
Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng"
"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
8.Những câu danh ngôn, châm ngôn về tôn sư trọng đạo
Tiên học lễ, hậu học văn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc
Không thầy đố mày làm nên
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Trọng thầy mới được làm thầy
9.Truyền thống tôn sư trọng đạo trong đời sống văn hóa của nhân dân
Từ thuở xa xưa, đặc biệt là nước ta dưới ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của nền Nho học đã có quan niệm về ba vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ấy là “Quân-Sư-Phụ”, tức đứng đầu là bậc cửu ngũ chí tôn, sau đó là vị trí của người thầy và cuối cùng chính là người cha. Như vậy vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua, nhận đủ mọi sự tôn trọng, kính mến từ những người khác trong xã hội, họ được coi là tấm gương sáng, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá các chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
10.Vua Lê Hiến Tông
Vua Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thông minh, nhân từ và ôn hòa. Dưới thời trị vì của ông, đất nước vẫn duy trì được sự thái bình, thịnh trị có từ thời vua cha Lê Thánh Tông. Và, một câu chuyện cảm động về đạo thầy trò đã được lịch sử ghi lại trong một lần Vua Lê Hiến Tông về thăm thầy cũ.
Nhà vua đi bộ cùng viên quan trấn và mấy quan hầu cận vào nhà thầy. Không trống phách, không nhạc nhã. Cụ Thượng thư già cùng các con cháu mũ áo chỉnh tề ra tận đầu thôn bày hương án nghênh tiếp nhà Vua.
Thấy thầy giáo, Vua vội vàng đến gần cụ. Theo đạo vua tôi, cụ sụp lạy. Nhà vua hai tay nâng vai thầy lên, ôn tồn: “Xin lão tiên sinh bình thân để cho đệ tử không bị thất lễ”. Rồi Nhà vua quay sang nói với những người đang quỳ rạp hai bên đường rằng: “Cho tất cả các ngươi đứng dậy cùng trẫm về nhà tôn sư!”.
Vua nhắc lại lời nói với các quân sĩ và với người thân của thầy giáo: “Hôm nay trẫm đến đây là học trò về thăm thầy, chứ không phải thiên tử đi kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác!”.
Nghị luận về tôn sư trọng đạo
Comenxki- một nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân văn vĩ đại người Séc đã nói rằng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học". Tôn sư trọng đạo cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đã được gìn giữ và lưu truyền qua bao thế hệ.
“Tôn sư” tức là tôn trọng, kính mến, và có tấm lòng biết ơn với những người làm thầy, làm cô, bất kể là họ đã từng hay chưa từng dạy dỗ chúng ta. Còn “trọng đạo” có nghĩa là coi trọng, đặt những lời thầy cô giáo truyền đạt ở trong lòng để ngẫm nghĩ, suy xét, xem trọng đạo lý làm người, giữ chuẩn mực đạo đức, đối xử với thầy cô đúng phép tắc lễ nghĩa, không được có những hành động xấc xược, thiếu đạo đức.
Tôn sư trọng đạo xác định rất rõ ràng rằng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, rất nhiều chính sách phát triển với lĩnh vực giáo dục được đưa ra nhằm mang đến một thế hệ mới có tri thức cao, sánh vai với các cường quốc châu lục trên thế giới.
Bên cạnh đó, tôn sư trọng đạo còn có ý nghĩa giúp con người hoàn thiện bản thân, sống có nhân nghĩa và thủy chung. Đồng thời, việc coi trọng đạo lý làm người là cơ sở giúp cho chúng ta có khả năng tiến xa hơn trong học tập và gặt hái được thành công lớn trong sự nghiệp.
Truyền thống tôn sư trọng đạo đã gắn liền với đời sống của nhân dân ta từ xưa tới nay, lấy ví dụ như câu chuyện của nhà vua Đường Thái Tông. Đế Quân thời cổ cũng thường xuyên dạy con cái mình phải biết tôn sư trọng đạo. Đường Thái Tông là một vị Hoàng đế có rất nhiều thành tựu. Đồng thời ông cũng là một người cha rất chú trọng tới việc tôn sư trọng đạo. Ông mệnh lệnh cho tất cả con cái của mình, đối xử tốt với thầy giáo giống như là đối xử với chính ông vậy. Đồng thời, gặp thầy giáo phải hành lễ quỳ bái. Có một lần, Lý Cương vì bị đau chân, đi lại bất tiện. Khi đó, chế độ trong cung vô cùng nghiêm ngặt. Quan viên đừng nói là ngồi kiệu, ngay cả đi ra đi vào cũng hết sức lo sợ. Đường Thái Tông sau khi biết việc, đặc biệt cho phép Lý Cương ngồi kiệu vào cung dạy học. Đồng thời chiếu lệnh Hoàng Tử nghênh đón thầy giáo.
Ngày nay truyền thống "tôn sự trọng đạo" đã có nhiều điều cần phải bàn. Các thầy cô vẫn vậy, vẫn cần mẫn ngày đêm nghiên cứu, nghiền ngẫm để đem đến cho học trò những bài học, những kiến thức quý giá nhất. Vậy mà một số cô cậu học trò không ý thức được điều ấy, nhiều lần làm thầy cô phiền lòng như vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm họ... Phải chăng đó là những lần người ta trót quên đi đạo làm trò hay đó là hệ quả của một cuộc sống biến đổi đến không ngừng mà ở đó Internet và một số công cụ khác đã trở thành một con dao hai lưỡi? Xã hội đã, đang và sẽ phê phán những học sinh như thế.
Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.