image hoi dap
image hoi dap

Dàn ý phân tích chi tiết đoạn 4 bài thơ Tây Tiến

icon-time31/12/2022

Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu trong thơ ca kháng chiến thời kì chống Pháp. Đặc biệt là trong khổ thơ cuối đã để lại cho người đọc biết bao tâm tư tình cảm về hình ảnh những người chiến sĩ anh dũng mà hào hùng . Sau đây đây là dàn ý phân tích đoạn 4 của bài thơ Tây Tiến,  mời các bạn cùng Topbee đi tìm hiểu đoạn thơ này nhé


Dàn ý phân tích đoạn 4 bài thơ Tây Tiến - Mẫu số 1

I. Mở bài

Bài thơ là nỗi nhớ da diết về Tây Tiến và những người đồng đội của Quang Dũng. Đặc biệt qua khổ thơ 4, ta càng thấy rõ được vẻ đẹp hào hao, anh dũng của những chiến dĩ Tây Tiến, đã hết mình với Tổ Quốc thân yêu.

II. Thân bài

- Tác giả: Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, ông sinh ra và lớn lên tại làng Phượng Trì, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, vừa làm thơ, vừa làm nhạc, họa, nhưng thành công nhất vẫn là lĩnh vực thơ ca.

- Tác Phẩm Tây Tiến được nhà văn sáng tác vào cuối năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh, là nỗi nhớ Quang Dũng dành cho những người đồng đội cũ.

- Đoạn trích nằm ở phần cuối của bài thơ là đoạn bộc lộ tâm tư, tình cảm của nhà thơ về đoàn binh Tây Tiến, tình đồng đội đồng chí trong những năm kháng chiến gian nan, vất vả.

- Hai câu thơ đầu là ý niệm lên đường của người lính Tây Tiến.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

+  Người chiến sĩ Tây Tiến ra đi mà chẳng hẹn ước ngày về, với tinh thần anh dũng, người lính ấy mang trong mình quyết tâm chiến đấu, lập được chiến công để mang vinh quang về cho Tổ Quốc.

+ “Không hẹn ước” rồi lại “một chia phôi”, là bởi hoàn cảnh chiến đấu nơi chiến trường rất khắc nghiệt, gặp phải biết bao gian khổ, thiếu thốn nên hành trình chiến đấu là những hi sinh tiếp nối, càng khó có hi vọng trở về. Nơi đây rừng thiêng nước độc, hoàn cảnh chiến đấu lại quá khó khăn, khắc nghiệt, cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn đầu này chẳng khác nào lấy trứng chọi đá => Cuộc kháng chiến đấu gặp phải bao vất vả, đòi hỏi phải hi sinh sương máu mới có ngày độc lập tự do.

=> Bao thế hệ thanh niên sẵn sàng bỏ sau lưng mọi hoài bão, ước mơ. Họ sẵn sàng cầm súng khi Tổ Quốc cần, với với một lòng trung thành, những người lính ra chiến trường với tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Từ hai câu thơ trên, đã làm cho ta thấy được phẩm anh dũng, hết mình vì dân, vì nước của các chiến sĩ cách mạng.

- Hai câu thơ cuối

“Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

+ “Mùa xuân” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Là mùa đẹp nhất trong năm, hay đây cũng là thời điểm mà đoàn quân Tây Tiến được thành lập. Và hơn hết “mùa xuân ấy” chính là một thời điểm lịch sử của dân tộc, một mốc thương nhớ, lắng đọng mãi trong tim của nhà thơ và biết bao người chiến sĩ. 

+ Cả tuổi trẻ họ trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân. Những chàng trai ấy lên đường ra trận mang trong mình bao sức trẻ nhiệt huyết, cháy bỏng, họ đã sống và chiến đấu đến những giây phút cuối cùng. 

=>  Hai câu thơ trên đã cho ta thấy tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của những người lính dành cho đất nước mình. Kể cả khi họ đã nằm xuống, nhưng vẫn không quên cùng đồng đội giữ trọn lời thề với Tổ Quốc.

III. Kết bài

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Quang Dũng đã thành công để lại những tâm tư, tình cảm nơi tác giả gửi gắm cho sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nơi người đọc và người nghệ sĩ về tình cảm của người chiến sĩ cách mạng dành cho mảnh đất Tây Bắc phong sương, hùng vĩ.

Dàn ý phân tích đoạn 4 bài thơ Tây Tiến

Dàn ý phân tích đoạn 4 bài thơ Tây Tiến - Mẫu số 2

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến.

Giới thiệu qua về nội dung đoạn 4 - đoạn cuối của tác phẩm là đoạn thơ chứa đầy những kỉ , tình yêu thương của tác giả và những người đồng đội dành cho cảnh và người nơi núi rừng Tây Bắc.

II. Thân bài

1. Khái quát

- “Tây Tiến” là một đỉnh cao trong đời thơ Quang Dũng.

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được viết vào cuối năm 1948, tại làng Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ nồng nàn với Tây Tiến khi phải chuyển sang đơn vị mới, tác giả đã không khỏi bồi hồi, xúc độc mà sáng tác bài thơ.

- Xuất xứ: tập “Mây đầu ô” (1986) 

2. Phân tích

* Luận điểm 1: Hai câu đầu là tinh thần quyết tâm chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến những người lính ấy ra đi khi vẫn còn là những chàng trai trẻ, nhưng đã mang trong mình bao hận thù, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để mang về vinh quang, chiến thắng cho dân tộc.

* Luận điểm 2: Hai câu cuối lòng gắn bó sâu nặng và lời thề của người chiến , dù khi đã nằm xuống, nhưng những người lính ấy vẫn nguyện gắn hồn mình với mảnh đất và con người nơi núi rùng Tây Bắc hùng vĩ hoang sơ mà thơ mộng này.

III. Kết bài  

Với tài năng của mình, Quang Dũng đã rất thành công trong việc sử dụng các biện pháp tu . Từ đó ta có thể thấy tình cảm Quang Dũng dành cho nơi đây sâu nặng đến nhường nào. 

Bày tỏ quan điểm, tình cảm của bản thân dành cho bài thơ.

-----------------------------

Khép lại những trang thơ, Tây Tiến đã để lại những vang vọng trong lòng người đọc về một thời hào hùng của dân tộc. Trên đây là dàn ý của Topbee muốn chia sẻ tới bạn, hy vọng qua bài kiến này sẽ đem lại được nhiều kiến thức cho các bạn! 

Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question