image hoi dap
image hoi dap

Danh pháp IUPAC các chất vô cơ, chất hữu cơ đầy đủ

icon-time19/7/2024

Trong hóa học, việc đặt tên chính xác cho các hợp chất là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết và giao tiếp chính xác giữa các nhà khoa học. Để chuẩn hóa quá trình này, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã thiết lập một hệ thống quy tắc đặt tên thống nhất cho các hợp chất hóa học. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống đặt tên IUPAC, giải thích các nguyên tắc cơ bản và cung cấp ví dụ minh họa để bạn đọc dễ dàng áp dụng vào thực tế.

IUPAC (viết tắt của tên riêng tiếng Anh: International Union of Pure and Applied Chemistry, tạm dịch: Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng) là tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1919 bởi các nhà hóa học trên thế giới nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của khoa học hóa học.

Thành viên IUPAC có thể là các hội hóa học, các viện hàn lâm khoa học của các nước hoặc các tổ chức đại diện cho giới hóa học gia. Danh pháp IUPAC được toàn thế giới công nhận làm cơ sở để đặt danh pháp cho các nguyên tố và hợp chất hóa học.

Trụ sở IUPAC đóng tại Zürich, Thụy Sĩ. Văn phòng điều hành (Ban thư ký IUPAC) đóng tại Research Triangle Park, Bắc Carolina, Hoa Kỳ; văn phòng này do giám đốc điều hành của IUPAC đứng đầu.

Chủ tịch IUPAC hiện nay là Giáo sư Javier García-Martínez và giám đốc điều hành là Tiến sĩ Lynn M. Soby


A. PHẦN 1: DANH PHÁP IUPAC CÁC CHẤT VÔ CƠ


1. HỆ THỐNG TÊN NGUYÊN TỐ, ĐƠN CHẤT

Với hệ thống tiếng Anh, cả nguyên tố và đơn chất đều được biểu diễn bằng thuật ngữ “element”. Tên gọi của nguyên tố và đơn chất theo đó giống nhau.

VD:

Hydrogen            Nguyên tố H hoặc đơn chất H2

Oxygen                Nguyên tố O hoặc đơn chất O2

Nitrogen              Nguyên tố N hoặc đơn chất N2

Fluorine               Nguyên tố F hoặc đơn chất F2

Chlorine              Nguyên tố Cl hoặc đơn chất Cl2

Bromine              Nguyên tố Br hoặc đơn chất Br2

Iodine                  Nguyên tố I hoặc đơn chất I2

Sulfur                  Nguyên tố S hoặc đơn chất S8 (thường viết gọn thành S)

Phosphorous        Nguyên tố P hoặc đơn chất P(thường viết gọn thành P)

Bảng 1: Kí hiệu hóa học và tên gọi các nguyên tố.

Z

KÍ HIỆU HÓA HỌC

TÊN GỌI

PHIÊN ÂM TIẾNG ANH

1

H

Hydrogen

/ˈhaɪdrədʒən/

2

He

Helium

/ˈhiːliəm/

3

Li

Lithium

/ˈlɪθiəm/

4

Be

Beryllium

/bəˈrɪliəm/

5

B

Boron

/ˈbɔːrɒn/

/ˈbɔːrɑːn/

6

C

Carbon

/ˈkɑːbən/

/ˈkɑːrbən/

7

N

Nitrogen

/ˈnaɪtrədʒən/

8

O

Oxygen

/ˈɒksɪdʒən/

/ˈɑːksɪdʒən/

9

F

Fluorine

/ˈflɔːriːn/ 

/ˈflʊəriːn/ 

/ˈflɔːriːn/

/ˈflʊriːn/

10

Ne

Neon

/ˈniːɒn/ 

/ˈniːɑːn/

11

Na

Sodium

/ˈsəʊdiəm/

12

Mg

Magnesium

/mæɡˈniːziəm/

13

Al

Aluminium

/ˌæljəˈmɪniəm/ 

/ˌæləˈmɪniəm/

14

Si

Silicon

/ˈsɪlɪkən/

15

P

Phosphorus

/ˈfɒsfərəs/ 

/ˈfɑːsfərəs/

16

S

Sulfur

/ˈsʌlfə(r)/

/ˈsʌlfər/

17

Cl

Chlorine

/ˈklɔːriːn/

18

Ar

Argon

/ˈɑːɡɒn/ 

/ˈɑːrɡɑːn/

19

K

Potassium

/pəˈtæsiəm/

20

Ca

Calcium

/ˈkælsiəm/

21

Sc

Scandium

/ˈskændiəm/

22

Ti

Titanium

/tɪˈteɪniəm/ 

/taɪˈteɪniəm/

23

V

Vanadium

/vəˈneɪdiəm/

24

Cr

Chromium

/ˈkrəʊmiəm/

25

Mn

Manganese

/ˈmæŋɡəniːz/

26

Fe

Iron

/ˈaɪən/

/ˈaɪərn/

27

Co

Cobalt

/ˈkəʊbɔːlt/

28

Ni

Nickel

/ˈnɪkl/

29

Cu

Copper

/ˈkɒpə(r)/

/ˈkɑːpər/

30

Zn

Zinc

/zɪŋk/

33

As

Arsenic

/ˈɑːsnɪk/ 

/ˈɑːrsnɪk/

34

Se

Selenium

/səˈliːniəm/

35

Br

Bromine

/ˈbrəʊmiːn/

36

Kr

Krypton

/ˈkrɪptɒn/

/ˈkrɪptɑːn/

37

Rb

Rubidium

/ruːˈbɪdiəm/

38

Sr

Strontium

/ˈstrɒntiəm/

/ˈstrɒnʃiəm/ 

/ˈstrɑːntiəm/

/ˈstrɑːnʃiəm/

46

Pd

Palladium

/pəˈleɪdiəm/

47

Ag

Silver

/ˈsɪlvə(r)/ 

/ˈsɪlvər/

48

Cd

Cadmium

/ˈkædmiəm/

50

Sn

Tin

/tɪn/

53

I

Iodine

/ˈaɪədiːn/

/ˈaɪədaɪn/

54

Xe

Xenon

/ˈzenɒn/ 

/ˈziːnɒn/

55

Cs

Caesium

/ˈsiːziəm/

56

Ba

Barium

/ˈbeəriəm/ 

/ˈberiəm/

78

Pt

Platinum

/ˈplætɪnəm/

79

Au

Gold

/ɡəʊld/

80

Hg

Mercury

/ˈmɜːkjəri/ 

/ˈmɜːrkjəri/

82

Pb

Lead

/liːd/

87

Fr

Francium

/ˈfrænsiəm/

88

Ra

Radium

/ˈreɪdiəm/


2. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN MỘT SỐ PHÂN LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

2.2. OXIDE

“oxide” - /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/

- Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide):

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

VD: Na2O: sodium oxide - /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/.

MgO: magnesium oxide - /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/.

Lưu ý: Hóa trị sẽ được phát âm bằng tiếng Anh, ví dụ (II) sẽ là two, (III) sẽ là three. Đối với kim loại đa hóa trị thì bên cạnh cách gọi tên kèm hóa trị thì có thể dung một số thuật ngữ tên thường để ám chỉ cả hóa trị mà kim loại đang mang. Trong đó, đuôi -ic hướng đến hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị cao, còn đuôi -ous hướng đến hợp chất mà kim loại thể hiện mức hóa trị thấp.

Bảng 2: Tên gọi các oxide.

- Đối với oxide của phi kim (hoặc acidic oxide – oxit axit của kim loại):

CÁCH 1:

TÊN PHI KIM + (HÓA TRỊ) + OXIDE

CÁCH 2:

SỐ LƯỢNG NGUYÊN TỬ + TÊN NGUYÊN TỐ + SỐ LƯỢNG OXYGEN + OXIDE

Lưu ý: 

+Số lượng nguyên tử/nhóm nguyên tử được quy ước là mono, di, tri, tetra, penta,…

+ Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono+oxide = monoxide, penta+ oxide = pentoxide.

Bảng 3: Số lượng và phiên âm

VD:

SO2: sulfur (IV) oxidehay sulfur dioxide

CO: carbon (II) oxidehay carbon monoxide

P2O5: phosphorus (V) oxide hay diphosphorus pentoxide

CrO3: chromium (VI) oxide hay chromium trioxide

2.3. BASE

- “base” - /beɪs/

- “hydroxide” - /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/

- Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

VD:

Ba(OH)2: barium hydroxide

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide hay ferric hydroxide

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide hay ferrous hydroxide

2.4. ACID

- “Acid” - /ˈæsɪd/

- Một số acid vô cơ:

Bảng 4: Một số acid và tên gọi.

2.5. MUỐI VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỘNG HÓA TRỊ KHÁC

Bảng 5: Một số gốc và hóa trị

Lưu ý: Phát âm đuôi đúng /t/ và /d/ để phân biệt rõ các chất sodium chloride (NaCl) và sodium chlorite (NaClO2) tránh tạo ra sự hiểu lầm.


B. DANH PHÁP HỢP CHẤT HỮU CƠ


1. DANH PHÁP CHUNG

1.1. Số lượng và tên mạch carbon chính

Bảng 6: Số lượng và tên mạch carbon chính từ 1 đến 10

Cách nhớ: Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng

Bảng 7: Số lượng từ 1 đến 100

1.2. Tên một số gốc (nhóm) thường gặp

1.2.1. Gốc (nhóm) no alkyl

- Từ alkane bớt đi 1 H được nhóm alkyl

  • CH3-: methyl
  • CH3-CH2-: ethyl
  • CH3-CH2-CH2-: propyl
  • CH3-CH(CH3)-: isopropyl
  • CH3CH2CH2CH2-: butyl
  • CH3-CH(CH3)-CH2-: isobutyl
  • CH3-CH2-CH(CH3)-: sec-butyl
  • (CH3)3C-: tert-butyl
  • CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-: amyl
  • CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-: isoamyl
  • CH3-CH2-C(CH3)2-: tert-pentyl
  • (CH3)3C-CH2-: neopentyl

1.2.2. Gốc (nhóm) không no

CH2=CH-: vinyl                             

CH2=CH-CH2-: allyl

1.2.3. Gốc (nhóm) thơm

C6H5-: phenyl                                             

C6H5-CH2-: benzyl

1.3. Nhóm đặc trưng ở dạng tiền tố (Prefix)

Nhóm

Tiền tố

Nhóm

Tiền tố

FFluoro-NONitroso-
ClChloro-NO2Nitro-
BrBromo-OR(R)oxy-
IIodo-  

1.4. Nhóm đặc trưng ở dạng tiền tố (Prefix) và hậu tố (Suffix)

Loại hợp chất

Nhóm

Hậu tố

Tiền tố

Alcohols-OH-olhydroxy-
Ketones

-(C)=O

 |

-oneoxo-
Aldehydes-(C)H=O-aloxo-
-CH=O-carbaldehydeformyl-
Carboxylic acids-(C)OOH-oic acid-
-COOH-carboxylic acidcarboxy-
Esters-(C)OORR … -oate(R-oxy)-oxo-
-COORR … -carboxylate(R)oxycarbonyl-
Amines-NH2-amineamino-

(C) nghĩa là nguyên tử carbon này được tính trong mạch carbon chính

1.5. Tên thông thường

Thường đặt theo nguồn gốc tìm ra chúng đôi khi có phần đuôi để chỉ rõ hợp chất loại nào.

1.6. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC

1.6.1. Tên gốc – chức 

Tên phần gốc     Tên phần định chức

VD: 

C2H5Cl                Ethyl chloride

C2H5OCH3           Ethyl methyl ether

Lưu ý: Các gốc có vần iso và neo viết liền, sec- và tert- có dấu gạch nối “-”

1.6.2. Tên thay thế

- Tên thay thế được viết liền, không viết cách như tên gốc chức, chia thành ba phần: 

Tên phần thế (có thể không có) + Tên mạch carbon chính + Tên phần định chức

VD: 

CH3-CH3                                ethane

C2H5-Cl                                  chloroethane

CH3-CH=CH-CH3                  but-2-ene

CH3-CH(OH)-CH=CH2         but-3-en-2-ol

- Thứ tự ưu tiên trong mạch:

-COOH > -CHO > -OH > -NH2> -C=C > -C≡CH > nhóm thế

VD: 

OHC-CHO                                                              ethanedial

HC≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO               3-vinylhept-2-en-6-ynal

OHC-C≡C-CH2-CH2-C(CH=CH2)=CH-CHO        3-vinyloct-2-en-6-ynedial


2. DANH PHÁP CÁC LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ

2.1. ALKANE

- Alkane (hay paraffin) là những hydrocarbon no không có mạch vòng.

Ví dụ:

2.2. ALKENE

- Alkene là hydrocarbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi C=C.

- Công thức phân tử chung: CnH2n  (n≥2)

- Tên thường của alkene đơn giản lấy từ tên của alkane tương ứng nhưng đổi đuôi ane thành đuôi ylene.

VD:       

CH2=CH2                 ethylene

CH2=CH-CH3               propylene

CH2=CH-CH2-CH3       α-butylene

CH3-CH=CH-CH3        β-butylene

2.2.2. Tên thay thế

- Cách gọi tên:

+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa liên kết đôi và có nhiều nhánh nhất.

+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết đôi hơn. 

+ Gọi tên:

Phần nhánh

Phần mạch chính

Vị trí nhánh – tên nhánh

Tên mạch chính – vị trí liên kết đôi – ene

- Lưu ý: 

+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.

+ Khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí liên kết đôi.

VD:

CH2=CHCH2CH2CH3            pent-1-ene

CH3CH=CHCH2CH3             pent-2-ene

CH2=C(CH3)-CH2CH3           2-methylbut-1-ene

CH3C(CH3)=CHCH3              2-methylbut-2-ene

CH2=C(CH3)-CH3                   isobutylene

- Đồng phân hình học của alkene: để có đồng phân hình học thì R1 ≠ R2 và R3 ≠ R4.

 

+ Mạch chính ở cùng một phía của liên kết đôi: đồng phân cis
+ Mạch chính ở về hai phía của liên kết đôi: đồng phân trans
(Cis – Cùng; Trans – Trái)
VD: But-2-ene
 

 

2.3.2. Tên thay thế
- Cách gọi tên:

+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa hai liên kết đôi và có nhiều nhánh nhất.
+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết đôi hơn. 
+ Gọi tên:
 

Phần nhánh

Phần mạch chính

Vị trí nhánh – tên nhánh

Tên mạch chính + a – vị trí các liên kết đôi – diene

- Lưu ý: 

+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.

+ Khi mạch chính chỉ có 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí các liên kết đôi.

VD: 

CH2=C=CH2                          propadiene

CH2=CH-CH=CH2                 buta-1,3-diene

CH2-C(CH3)=CH=CH2          2-methylbuta-1,3-diene

CH2=CH-CH2-CH=CH2        penta-1,4-diene

2.4. ALKYNE

- Alkyne là hydrocarbon mạch hở trong phân tử có một liên kết ba C≡C.

- Công thức phân tử chung: CnH2n-2 (n≥2)

2.4.1. Tên thông thường

R-C≡C-R’

Tên R, R’ + acetylene (viết liền)

VD: 

CH≡CH                         acetylene

CH3-C≡C-C2H5             ethylmethylacetylene

CH≡C-CH=CH2           vinylacetylene

2.4.2. Tên thay thế

- Quy tắc gọi tên alkyne tương tự như gọi tên alkene, nhưng dùng đuôi yne để chỉ liên kết ba.

- Cách gọi tên:

+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa liên kết ba và có nhiều nhánh nhất.

+ Đánh số mạch chính: từ phía gần liên kết ba hơn. 

+ Gọi tên:

Phần nhánh

Phần mạch chính

Vị trí nhánh – tên nhánh

Tên mạch chính – vị trí liên kết ba – yne

- Lưu ý: 

+ Gọi tên mạch nhánh (tên nhóm alkyl) theo thứ tự vần chữ cái. Số chỉ vị trí nhánh nào đặt ngay trước gạch nối với tên nhánh đó.

+ Khi mạch chính chỉ có 2 hoặc 3 nguyên tử C thì không cần ghi vị trí liên kết ba.

VD: 

- Trong một chất vừa có liên kết đôi và liên kết ba, vần -ene được gọi trước -yne, nhưng lược bỏ 'e'.

2.5. HYDROCARBON THƠM

- Hydrocarbon thơm (Aromatic hydrocarbon) là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều vòng benzene. 

2.5.1. Tên thông thường

- Những hợp chất thơm, một số lớn không có tên hệ thống mà thường dùng tên thông thường.

2.5.2. Tên thay thế

- Cách gọi tên:

Tên nhóm alkyl + benzene

- Nếu vòng benzene liên kết với nhiều nhóm alkyl thì trong tên gọi cần chỉ rõ vị trí các nhóm alkyl bằng các chữ số hoặc các chữ cái o (ortho), m (meta), p (para).

- Đánh số các nguyên tử C trong vòng sao cho tổng chỉ số trong tên gọi là nhỏ nhất.

- Các nhóm thế được gọi theo thứ tự chữ cái đầu tên gốc alkyl.

- Đánh số các nguyên tử C trong vòng sao cho tổng chỉ số trong tên gọi là nhỏ nhất.

- Các nhóm thế được gọi theo thứ tự chữ cái đầu tên gốc alkyl.

2.6. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HYDROCARBON

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen của hydrocarbon với các nguyên tử halogen thu được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (Halogen derivatives of hydrocarbons)

2.6.1. Tên thông thường

VD: 

CHCl3                  chloroform

CHBr3                  bromoform

CHI3                    iodoform

2.6.2. Tên gốc chức

Tên gốc hydrocarbon    halogen + ide

VD:

2.6.3. Tên thay thế

- Xem các nguyên tử halogen là những nhóm thế đính vào mạch chính.

Vị trí nhóm thế - tên nhóm thế + Tên hydrocarbon

VD:

2.7. ALCOHOL

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon no.

- Công thức phân tử chung alcohol no, đơn chức, mạch hở CnH2n+2O hay CnH2n+1OH (n ≥ 1)

2.7.1. Tên thông thường

Tên gốc hydrocarbon tương ứng    alcohol

2.7.2. Tên thay thế

- Mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa nhóm –OH.

- Đánh số mạch chính: từ phía gần nhóm –OH hơn.

- Gọi tên:

Phần nhánh

Phần mạch chính

Vị trí nhánh – tên nhánh

Tên mạch chính – vị trí nhóm OH – ol

 

Công thức

Tên thông thường

Tên thay thế

Alcohol khác

CH3OHMethyl alcoholMethanol

Benzyl alcohol

C6H5-CH2OH

Allyl alcohol

CH2=CH-CH2-OH

Ethylene glycol

(1,2-ethanediol)

CH2OH-CH2OH

Glycerol 

(1, 2, 3-propanetriol)

CH2OH-CHOH-CH2OH

CH3CH2OHEthyl alcoholEthanol
CH3CH2CH2OHPropyl alcoholPropan-1-ol
(CH3)2CHOHIsopropyl alcoholPropan-2-ol
CH3CH2CH2CH2OHButyl alcoholButan-1-ol
CH3CH2CH(OH)CH3sec-butyl alcoholButan-2-ol
(CH3)3C-OHtert-butyl alcoholMethylpropan-2-ol
(CH3)2CH-CH2CH2OHIsoamyl alcohol3-methylbutan-1-ol

2.8. ETHER

2.8.1. Tên thay thế

2.9. PHENOL

- Phenol là loại hợp chất mà phân tử có chứa nhóm hydroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với vòng benzene.

2.9.1. Tên thông thường

 

2.9.2. Tên thay thế

- Đánh số các vị trí trên vòng, ưu tiên đánh số từ C liên kết với -OH sao cho tổng số vị trí các nhóm liên kết với vòng là nhỏ nhất.
VD:

2.10. ALDEHYDE

- Aldehyde là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

- Công thức phân tử chung aldehyde no, đơn chức, mạch hở CnH2nO (n ≥ 1) hay CmH2m+1CHO (m ≥ 0)

2.10.1. Tên thông thường

- Một số aldehyde đơn giản hay được gọi theo tên thông thường (xuất phát từ tên thông thường của acid), có liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.

Cách 1: Tên acid tương ứng (bỏ acid)    aldehyde (viết cách)

Cách 2: Tên acid tương ứng (bỏ acid, bỏ đuôi “ic” hoặc “oic”) + aldehyde(viết liền)

2.10.2. Tên thay thế

- Cách gọi tên:

+ Chọn mạch chính: mạch carbon dài nhất có chứa nhóm –CH=O (nhóm cacbaldehyde) và có nhiều nhánh nhất.

+ Đánh số mạch chính: từ nhóm –CH=O. 

+ Gọi tên:

Tên của hydrocarbon tương ứng + al

Lưu ý: khi kết thúc tên hydrocarbon là nguyên âm (ane, ene, yne,…) thì chuyển thành (an, en, yn,…) sau đó thêm al

2.11. KETONE

- Ketone là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm > C = O liên kết trực tiếp với hai nguyên tử carbon.

2.11.1. Tên thông thường

VD:        CH3-CO-CH3        acetone

2.11.2. Tên gốc chức

Tên gốc R, R’ đính với nhóm >C=O     ketone (viết cách)

2.11.3. Tên thay thế

- Cách gọi tên:

+ Chọn mạch chính: mạch dài nhất chứa nhóm -CO- (nhóm carbonyl).

+ Đánh số mạch chính từ phía gần nhóm -CO-.

Tên hydrocarbon tương ứng (tính cả C của -CO-) - vị trí nhóm >C=O - one

VD:

2.12. CARBOXYLIC ACID

- Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

- Công thức phân tử chung acid no, đơn chức, mạch hở CnH2nO2 (n ≥ 1) hay CmH2m+1COOH (m ≥ 0)

2.12.1. Tên thông thường

- Có liên quan đến nguồn gốc tìm ra chúng.

VD:

HCOOH                      Formic acid                Acid có trong nọc độc của ong và vòi đốt của kiến

CH3COOH                  Acetic acid                 Acid có trong giấm

2.12.2. Tên thay thế

Tên của hydrocarbon tương ứng + oic     acid (viết cách)

* Tên một số acid no và không no

* Tên thông thường một số acid chứa vòng benzene

* Tên thông thường một số acid đa chức

Công thức cấu tạo

Tên thường

HOOC-COOHOxalic acid
HOOC-CH2-COOHMalonic acid
HOOC-(CH2)2-COOHSuccinic acid
HOOC-(CH2)3-COOHGlutaric acid
HOOC-(CH2)4-COOHAdipic acid

* Tên thông thường một số acid béo

Công thức cấu tạo

Tên thường

C15H31COOHPalmitic acid
C17H35COOHStearic acid
C17H33COOHOleic acid
C17H31COOHLinoleic acid
C17H29COOHLinolenic acid

2.13. ESTER

VD:   

HCOO-C2H5                      ethyl formate      

CH3COO-CH=CH2                vinyl acetate

C6H5COO-CH3                       methyl benzoate             

CH3COO-CH2-C6H5              benzyl acetate

HCOOCH2CH2CH2CH3         butyl formate      

HCOOCH2CH(CH3)2             isobutyl formate

HCOOCH(CH3)CH2CH3       sec-butyl formate           

HCOOC(CH3)3                       tert-butyl formate

CH3COOCH2CH2CH3            propyl acetate    

CH3COOCH(CH3)2                isopropyl acetate

CH3CH2COOC2H5                 ethyl propionate 

CH3CH2CH2COOCH3            methyl butyrate

(CH3)2CHCOOCH3                methyl isobutyrate

- Chất béo là triester của glycerol với acid béo (acid béo là acid đơn chức có mạch carbon dài, không phân nhánh), gọi chung là triglyceride hay triacylglycerol.

2.14. CARBOHYDRATE

Tên gọi

Công thức phân tử

Cấu tạo

Glucose

C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4-CHO

Fructose

C6H12O6

CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH

Sucrose

C12H22O11

1 gốc α-glucose liên kết với 1 gốc β-fructose

Maltose

C12H22O11

2 gốc α-glucose liên kết với nhau

Starch  (Tinh bột)

(C6H10O5)n

các gốc α-glucose liên kết với nhau.

Cellulose

(C6H10O5)n

[C6H7O2(OH)3]n

các gốc β-glucose liên kết với nhau

2.15. AMINE

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử NH3 bằng gốc hydrocarbon thu được amine.

2.15.1. Tên thông thường

VD:

C6H5NH2             Aniline

2.15.2. Tên gốc chức

Tên gốc hydrocarbon + amine (viết liền)

2.15.3. Tên thay thế

Tên của hydrocarbon tương ứng + vị trí nhóm chức + amine (viết liền)

Hợp chất

Tên gốc - chức

Tên thay thế

CH3NH2MethylamineMethanamine
C2H5NH2EthylamineEthanamine
CH3CH2CH2NH2PropylaminePropan-1-amine
CH3CH(NH2)CH3IsopropylaminePropan-2-amine
H2N(CH2)6NH2HexamethylendiamineHexane-1,6-diamine
C6H5NH2PhenylamineBenzenamine
C6H5NHCH3MethylphenylamineN-methylbenzenamine
C2H5NHCH3EthylmethylamineN-methylethanamine

2.16. AMINO ACID

- Amino acid là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).

Một số α-amino acid khác:

(CH3)2CHCH2CH(NH2)COOH            α-aminoisocaproic acid (Leucine, kí hiệu Leu-L)

CH3CH2CH(CH3)CH(NH2)COOH       α-amino-β-methylvaleric acid (Isoleucine, kí hiệu Ile-I)

HOCH2CH(NH2)COOH                       α-amino-β-hydroxypropionic acid (Serine, kí hiệu Ser-S)

CH3CH(OH)CH(NH2)COOH               α-amino-β-hydroxybutyric acid (Threonine, kí hiệu Thr-T)

HS-CH2CH(NH2)COOH                      α-amino-β-mercaptopropionic acid (Cysteine, kí hiệu Cys-C)

CH3-S-[CH2]2CH(NH2)COOH             α-amino-γ-methylthiobutyric acid (Methionine, kí hiệu Met-M)

HOOC-CH2CH(NH2)COOH                α-aminosuccinic acid (Aspartic acid, kí hiệu Asp-D)

C6H5CH2CH(NH2)COOH                    Phenylalanine kí hiệu Phe-F

2.17. PEPTIDE

- Peptide là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino acid liên kết với nhau bởi các liên kết peptide.

- Tên của peptide được gọi bằng cách ghép tên các gốc axyl bắt đầu từ amino acid đầu còn tên amino acid đuôi được giữ nguyên vẹn

VD: H2N-CH(CH3)-CO-HN-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH   tripeptide alanylglycylalanine

2.18. POLYMER

- Polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắc xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ghép từ poly trước tên monomer.
 

 

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question