image hoi dap
image hoi dap

Đảo ngữ (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy)

icon-time18/1/2024

Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Đảo ngữ (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Đảo ngữ đạt điểm cao trong bài tập làm văn.


Đảo ngữ là gì ?

- Khái niệm: Đảo ngữ là một biện pháp tu từ có đặc điểm thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng không làm mất đi quan hệ cú pháp vốn có, nhằm mục đích nhấn mạnh, thể hiện cảm xúc của người viết hoặc tạo hình ảnh, đường nét, màu sắc của lười văn.


Phân loại của đảo ngữ

 Đảo ngữ rất đa dạng nhưng chủ yếu thường được xuất hiện dưới hai hình thức sau: 

- Đảo ngữ các thành phần trong câu:

+ Là thay đổi vị trí các thành phần của câu, tạo ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ. 

+ Ví dụ như đảo ngữ thứ tự giữa các tính từ trong câu để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật hoặc đảo ngữ trật tự giữa các động từ để gợi hình ảnh sống động cho người đọc hoặc người nghe.

- Đảo ngữ các thành tố cụm từ:

 + Là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đảo ngữ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp cho người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra cảnh vật được miêu tả trong câu văn, lời thơ. 

+ Ví dụ, thay vì nói là “đồi nương biếc”, bạn có thể đảo ngữ các thành tố thành “biếc đồi nương”.


Ví dụ minh họa về đảo ngữ

- Ví dụ về đảo ngữ các thành phần trong câu: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ "Lác đác bên sông chợ mấy nhà" thay vì "Mấy chợ, mấy nhà lác đác bên sông".

- Ví dụ về đảo ngữ các thành tố cụm từ: Đảo ngữ các thành tố thành "Biếc đồi nương" thay vì "Đồi nướng biếc".

- Ví dụ: Lom khom dưới núi, tiều vài chú

"Lom khom dưới núi" là động từ được đưa lên trước danh từ là "tiều vài chú"

- Ví dụ:

 “Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)

 Biện pháp tu từ đảo ngữ được thể hiện ở việc các cụm từ “lao xao”, “dắng dỏi” được đưa lên đầu câu để làm nổi bật ấn tượng về âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi. Hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

- Ví dụ:

“Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

Xanh xanh mặt biển da trời,

Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.”

(Nha Trang – Sóng Hồng)

 Phép đảo ngữ được các từ được dùng lần lượt với từ “hiu hiu” và “xanh xanh”. “Hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió, cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong chính cảm xúc của tác giả. “Xanh xanh” gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc có phần bất ngờ của tác giả trước cảnh đất trời tươi đẹp. 


Tác dụng của đảo ngữ

- Giúp nhấn mạnh các hình ảnh, sự vật, con người để gây sự chú ý cho người đọc; thể hiện được những cảm xúc, tâm tư giấu kín của người viết, người nói. 

- Đây là một biện pháp tu từ cho nên còn có tác dụng tăng sức gợi cảm, gợi hình và sinh động cho câu thơ, câu văn. Thay đổi trật tự câu từ để tạo ra dụng ý nghệ thuật, tạo ra sắc thái tu từ.


Cách nhận biết của phép đảo ngữ

- Biện pháp tu từ đảo ngữ bao gồm sử dụng câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc, chêm xen, phép đối và đảo ngữ.


Sơ đồ tư duy của đảo ngữ

Sơ đồ tư duy của đảo ngữ

Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong hai câu văn dưới đây, câu nào có sử dụng biện pháp đảo ngữ? Hãy chỉ rõ tác dụng gợi tả và nhấn mạnh ý của câu văn đảo ngữ

a, Đằng ca, trong mây mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

b, Đằng xa trong mây mờ, đã hiện ra bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh đã hiện ra.

Lời giải:

Câu (b) có sư dụng biện pháp đảo ngữ, cụ thể đảo vị trí của vị ngữ lên trước chủ ngữ. 

Tác dụng của câu văn có đảo ngữ là gợi tả rõ bức tranh cảnh vật {khác với câu a chỉ là kiểu câu tường thuật binh thường); nhấn mạnh sự xuất hiện của sự vật được miêu tả "bóng những nhịp cầu sắt uốn cong, vắt qua dòng sông lạnh"

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau;

"Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời"

(Quê em - Trần Đăng Khoa)

Lời giải:

Các từ "xanh mát" ở trong câu thơ thứ ba và "trắng" ở trong câu thơ thứ tư; các tính từ này thường được diễn đạt như sau: bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng. Cách diễn đạt đảo ngữ "xanh mát bóng cây"; "trắng cánh buồm" ; làm cho hai tính từ được chuyển loại "xanh mát", "trắng" mang đặc điểm của động từ có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc cho người đọc.

Câu 3: Vận dụng kiến thức về biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại những câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm

a. Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ.

b. Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thết tha dịu dàng.

c. Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay thấp thoáng về tổ.

Lời giải:

a. Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.

b. Giữa trời khuya tĩnh michh, vằng vặc trên sống một vầng trằn, thiết tha dịu dàng.

c. Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.

Câu 4: Hãy chỉ rõ các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng gợi tả, gợi cảm của chúng

"Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

Xanh xanh mặt biển da trời,

Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên."

Lời giải

Các từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ lần lượt là "hiu hiu" và "xanh xanh".

Tác dụng: "Hiu hiu" gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong chính cảm xúc của tác

giả - người khách qua đường nán lại dừng chân nghỉ ngơi.

"Xanh xanh" gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc có phần lạ lẫm, bất ngờ của tác giả trước thiên nhiên, đất trời tươi đẹp nơi đây.

Như vậy, cả hai từ đều có tác dụng làm tăng tính gợi hình mạnh mẽ cho ý thơ, khiến người đọc hình dung ra trước mắt một khung

cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình.

Câu 5: Hãy chỉ ra biện pháp đảo ngữ được dùng trong đoạn thơ dưới đây. Hãy thử so sánh với cách diễn đạt thông thường, không

đảo ngữ để làm rõ tác dụng của biện pháp đảo ngữ.

"Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương..."

                                                            (Tố Hữu)

Lời giải

Biện pháp tu từ đảo ngữ "ngọt lịm đường" thay vì " đường ngọt lịm"; câu thơ thứ hai  "mía xanh đồng bãi" thay vì "đồng bãi mía xanh", "biếc đồi nương" thay vì "đồi nương biếc"; câu thơ thứ ba "cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại" thay vì cấu trúc thông thường là "nông trại cam ngon, xoài vàng ngọt".

Tác dụng: So sánh giữa cách diễn đạt có dùng biện pháp tư từ đảo ngữ với câu thơ không dùng biện pháp tu từ đảo ngữ có thể thấy rõ cách diễn đạt có dùng đảo ngữ giàu tính gợi hình, biểu cảm hơn, tác giả muốn nhấn mạnh để làm nổi bật những đặc điểm của cỏ cây, hoa trái đất nước Cu-ba bằng cách đẩy những tính từ "ngọt lịm", "cam ngon", xoài ngọt"...lên đầu câu thay vì để ở vị trí cuối câu như thông thường. Đây là cách sắp xếp câu từ đầy thông minh và khéo léo của bậc thi nhân.

Trần Thanh Hiền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question