image hoi dap
image hoi dap

Đất vị hoàng đọc hiểu

icon-time27/11/2023

Thói hư tật xấu tồn tại rất nhiều trong mỗi con người, không chỉ thói đam mê tiền bạc đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội mà còn có thói vô ơn, keo kiệt, chanh chua, ích kỷ,… Đó là tổ hợp một góc xấu còn tồn tại trong xã hội biết bao đời nay và khó lòng tiêu diệt nhanh, dễ dàng. Hãy cùng với Topbee trả lời bài đọc hiểu Đất vị hoàng để thấy được con người trong thời kì phong kiến có tính cách như thế nào nhé!

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

"Có đất nào như đất ấy không?

Phố phường tiếp giáp với bờ sông.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố,

Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

Keo cú người đâu như cứt sắt,

Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng.

Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,

Có đất nào như đất ấy không?"

(Đất Vị Hoàng  - Trần Tế Xương)


Đất vị hoàng đọc hiểu - Đề 1

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Tìm các tính từ dùng để miêu tả những thói xấu của con người bài thơ

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản

Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về hai câu kết của tác phẩm?

Câu 5. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về một trong những thói xấu đã được nhà thơ chỉ ra qua tác phẩm của mình?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm

Câu 2.

- Các tính từ dùng để miêu tả những thói xấu của con người trong bài thơ: lỗi phép, chanh chua, tham lam, keo cú

Câu 3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Keo cú người đâu như cứt sắt" là so sánh. Có tác dụng nhằm phản ánh tính cách ki bo keo kiệt, ích kỷ có trong con người giống với sự hôi hám, cứng rắn không chịu sửa đổi của “cứt sắt”, làm ô nhiễm ảnh hưởng đến cả xã hội

Câu 4. 

Trình bày về thói xấu "lỗi phép"  đã được nhà thơ chỉ ra qua tác phẩm của mình:

Hiện tượng “lỗi phép” không chỉ xảy ra trong thời đại phong kiến mà còn trong chính thời đại ngày nay, khi mà những đứa con được nuôi dưỡng dưới vòng tay che chở, chiều chuộng của bố mẹ lại biến mình thành kẻ bướng bỉnh, ham chơi, đua đòi. Thay vì ở nhà phụ giúp bố mẹ làm việc nhà hay học tập chăm chỉ, tích cực vì một tương lai tươi sáng thì những thành phần đó lại học theo thòi đời xấu xí, nhơ nhuốc, suy nghĩ hạn hẹp, tiêu cực. Khi không đạt được những điều mà mình đòi hỏi thì liền chửi mắng, khinh miệt, trách móc hay nặng hơn thế là đánh cả chính đấng sinh thành, người đã chịu đau chịu khổ để chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Và hiện nay, với công nghệ phát triển, các mối quan hệ được hình thành một phần dựa trên mạng xã hội, hội bạn xấu tự kết giao, lan truyền tư tưởng xấu, bất hiếu, chỉ biết ăn chơi, đua xe, học đòi hút thuốc, uống rượu,... Gây rối loạn trật tự xã hội, ảnh hưởng đến cả chính những người thân trong gia đình, bạn bè. Nếu không dừng lại, thay đổi suy nghĩ, tư tưởng, làm con phải biết báo hiếu cho bố mẹ thì thế hệ tương lai của đất nước sẽ ngày càng đi xuống bởi những điều xấu thường lan truyền nhanh hơn cả những điều tốt đẹp.

Đất vị hoàng đọc hiểu

Đất vị hoàng đọc hiểu - Đề 2

Câu 1. Thể thơ của bài Đất Vị Hoàng không giống với thể thơ của bài nào sau đây:

A. Tự tình 2

B. Câu cá mùa thu

C. Thương vợ

D. Khóc Dương Khuê

Câu 2. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ:

A. Trào phúng, mỉa mai

B. Trào phúng xuất phát từ cái gốc trữ tình

C. Trữ tình sâu lắng

D. Trữ tình vẫn mang màu sắc tếu táo, đùa vui

Câu 3. Bài thơ phê phán những thói hư, tật xấu gì của con người:

A. Tham lam, ăn của đút lót

B. Ngu ngốc, gàn dở, làm những chuyện ngược đời

C. Bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam

D. Hèn nhát, nhu nhược để người khác đè đầu cưỡi cổ.

Câu 4. Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ?

A. Bài thơ chia làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết

B. Mở đầu - kết thúc đều là câu hỏi tu từ

C. Câu mở đầu lặp lại nguyên vẹn ở câu kết

D. Không phải chỉ có hai câu, bài thơ có đến bốn câu tả thực (3-4, 5-6)

Câu 5. Tác dụng chính của những câu hỏi tu từ trong bài thơ:

A. Vừa gợi sự tò mò, vừa tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt;

B. Tạo nên màu sắc kì thú cho mảnh đất được nhắc đến;

C. Giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa

D. Giúp lời thơ tăng thêm tính gợi hình, biểu cảm.

Câu 6. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ luận Keo cú người đâu như cứt sắt - Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng là:

A. Phép đối

B. Phép đối, so sánh

C. Phép ẩn dụ

D. Phép cường điệu, phóng đại

Câu 7. Dòng nào không liên quan đến nội dung bài thơ?

A. Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, phê phán những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội.

B. Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn..

C. Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước

D. Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị.

Câu 8. Phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận.

Câu 9. Hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" và hình ảnh người vợ trong câu thơ “Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 10. Cảm nhận về tâm sự, nỗi lòng của Tú Xương thể hiện trong bài thơ trên

Trả lời câu hỏi 

Câu 1. D → Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, có thể thơ không giống là Khóc Dương Khuê (thể thơ ngũ ngôn)

Câu 2. B → Giọng điệu chủ đạo của bài thơ trào phúng xuất phát từ cái gốc trữ tình

Câu 3. C → Bài thơ phê phán những thói hư tật xấu như bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam

Câu 4. A → Đặc điểm không đặc biệt trong cấu trúc bài thơ bài thơ chia làm 4 phần: Đề, thực, luận, kết

Câu 5. A → Những câu hỏi tu từ trong bài thơ có tác dụng vừa gợi sự tò mò, vừa tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt

Câu 6. B → Hai câu thơ sử dụng phép đối (như cứt sắt >< rặt hơi đồng) và phép so sánh (như cứt sắt)

Câu 7. D → Nội dung bài thơ: Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị.

Câu 8. 

- Phép đối: Nhà kia >< mụ nọ; lỗi phép >< chanh chua; con khinh bố >< vợ chửi chồng; keo cú >< tham lam; người đâu >< chuyện thở; như cứt sắt >< rặt hơi đồng.

- Tác dụng: Nhấn mạnh những thói hư, tật xấu của con người; thể hiện nỗi đau xót của Tú Xương; làm cho lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.

Câu 9.

- Hai hình ảnh có sự đối lập:

+ Bà Tú: Đảm đang, tháo vát, thương yêu chồng con, giàu đức hi sinh thầm lặng.

+ Người vợ trong bài thơ trên: Đanh đá, chua ngoa, đánh mất cả đạo làm vợ.

→ Như vậy, trong xã hội đương thời, xã hội thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều hạng người vì chạy theo đồng tiền, chạy theo những giá trị ảo mà đánh mất đạo lý làm người. Tuy nhiên, vẫn còn những người phụ nữ như bà Tú, vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 10. 

- Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, phê phán những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội.

- Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn.

- Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước; thể hiện lòng yêu nước thầm kín mà mãnh liệt của Tú Xương

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question