image hoi dap
image hoi dap

Điểm nhìn trần thuật là gì? Cách làm bài phân tích điểm nhìn trần thuật

icon-time26/3/2024

Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm điểm nhìn trần thuật là gì, có bao nhiêu loại điểm nhìn trần thuật? Các xác định, phân tích điểm nhìn trần thuật trong một tác phẩm văn học bất kì (truyện ngắn, truyện dài)


Điểm nhìn trần thuật là gì?

Điểm nhìn trần thuật là khái niệm được nghiên cứu rất nhiều từ các nhà văn quốc tế và tại Việt Nam. Sau nhiều nghiên cứu, tổng hợp, khái niệm này trong văn học Việt Nam được định nghĩa là: Một vị trí mà từ đó, người trần thuật lại câu chuyện có thể nhìn ra và miêu tả lại sự vật, sự việc trong tác phẩm.

Thông qua điểm nhìn trần thuật, ta có thể nhận biết được ai là người kể chuyện, cho phép ta “làm rõ đầu và đuôi, nhận thấy được các sự kiện, nhân vật, đối tượng,... trong một câu chuyện. Vậy nên có ý kiến cho rằng: “Truyện kể được tạo nên từ nơi bắt đầu điểm nhìn”.


Cách nhận biết (xác định) điểm nhìn trần thuật

Mỗi văn bản tự sự đều có một người đóng vai người kể chuyện để kể lại câu chuyện diễn ra ở đâu, vào lúc nào, như thế nào, có những nhân vật nào tham gia vào câu chuyện. Người kể chuyện đó kể chuyện gì và kể như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của truyện kể. Do vậy, vị trí và xuất phát điểm mà từ đó sự kiện được quan sát, được cảm nhận và được kể lại là rất quan trọng. Đó là “điểm nhìn” theo cách hiểu thông dụng nhất.

Và thường trong mọi truyện ngắn có nhân vật hoặc có sự kiện thì đều sẽ có điểm nhìn. Điểm nhìn của nhân vật nào thì sẽ là cách người đó nhìn nhận sự thay đổi, diễn biến của các sự vật, sự việc xung quanh. 

Điểm nhìn trần thuật là gì? Cách làm bài phân tích điểm nhìn trần thuật

Ví dụ như Cải ơi của Nguyễn Ngọc Tư, Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”. Chỉ có khi đứng dưới góc độ nhân vật, tác giả mới có thể thể hiện được nhiều cảm xúc đến vậy.

=> Điểm nhìn từ bên trong.


Phân loại điểm nhìn trần thuật

Điểm nhìn trần thuật có thể được chia theo không gian và thời gian, điểm nhìn bên trong hoặc điểm nhìn bên ngoài. Thường thì trong chương trình, chúng ta học hai loại điểm nhìn cơ bản là: Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Thực tế, người ta còn phân chia thành một loại điểm nhìn nữa là điểm nhìn toàn tri:


- Điểm nhìn toàn tri 

Người kể chuyện luôn ở ngôi thứ ba. Tầm hiểu biết của người kể chuyện bao trùm toàn bộ thế giới nhân vật, không bị giới hạn trong cái nhìn của nhân vật nào, thấu suốt tất cả suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, tất cả mọi thời điểm, địa điểm và sự kiện.

Là kiểu điểm nhìn trong đó người kể chuyện miêu tả, tái hiện đời sống chủ yếu từ ngôi thứ ba, người kể chuyện biết tuốt. Điểm nhìn của người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, nắm bắt được hầu như diễn biến của câu chuyện cũng như số phận các nhân vật. Đây là kiểu điểm nhìn cổ điển nhát, thường xuất hiện trong văn học truyền thống. Người kể chuyện vừa nắm được các sự kiện khách quan đồng thời cũng thấu hiểu những bí mật thầm kín nhất của tất cả các nhân vật, nắm bắt toàn bộ câu chuyện từ diễn biến sự kiện đến nội tâm nhân vật. Bên cạnh việc miêu tả sự việc, người kể chuyện còn có thể bình luận về những sự việc đó, nêu suy nghĩ, cảm nhận về những sự việc đã diễn ra. 

Ví dụ: Tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả thấu hiểu được hành động và suy nghĩ của toàn bộ các nhân vật, sự việc trong truyện mà không bị giới hạn ở nhân vật nào. 


- Điểm nhìn hạn tri 

Người kể chuyện chỉ biểu hiện mình ở ngôi thứ nhất.Tầm hiểu biết của người kể chuyện chỉ giới hạn trong cái nhìn của một nhân vật trung tâm, chỉ thấu suốt suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật đó và các sự kiện mà nhân vật đó biết


- Điểm nhìn bên trong

Là nhân vật tự nói về suy nghĩ của mình, là sự quan sát nhân vật từ cảm nhận nội tâm của mình, trần thuật qua cái nhìn của một tâm trạng cụ thể, từ đó giúp tái hiện một cách sâu sắc đời sống nội tâm của nhân vật. Điểm nhìn bên trong được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát, tự thú nhận của nhân vật tôi hoặc bằng hình thức người kể chuyện dựa vào cảm giác, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận của mình.

Ví dụ: Như trong đoạn trích Cải ơi của Nguyễn Ngọc Tư, Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”. Chỉ có khi đứng dưới góc độ nhân vật, tác giả mới có thể thể hiện được nhiều cảm xúc đến vậy.


- Điểm nhìn bên ngoài 

Là điểm nhìn khách quan nhất, người kể chuyện đứng từ ngoài để quan sát câu chuyện. Nó hướng đến đối tượng là những biểu hiện, những hành động bên ngoài của nhân vật, tâm lý nhân vật không được phân tích mà để người đọc tự cảm nhận, người kể chuyện để cho người đọc tự do bình luận về các hành động bên ngoài của nhân vật, tâm lí nhân vật không được miêu tả cụ thể mà người đọc tự cảm nhận. Tác giả để cho người đọc tự do bình luận về những hành động của nhân vật chứ không nói chi tiết nhân vật đó đúng hay sai, cảm thấy vui hay buồn.

Ví dụ: Vợ nhặt của Kim Lân sử dụng điểm nhìn từ bên ngoài, người đọc không biết suy nghĩ của Tràng khi nhặt được vợ, không biết suy nghĩ của Thị khi thấy căn nhà đơn sơ, cũng không biết suy nghĩ của bà cụ Tứ khi con trai dắt con dâu về nhà.


Vai trò (Tác dụng) điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học

Trong bất cứ tác phẩm nào, vai trò của điểm nhìn đều vô cùng quan trọng, nhất là các truyện có sử dụng nhiều yếu tố tự sự. Vì truyện có nhân vật, có dòng kể, câu chuyện sẽ xuất phát từ một nhân vật nào đó, có khi là vai chính, có khi là một vai phụ, cũng có khi là tác giả. Điểm nhìn có mối quan hệ mật thiết với người kể chuyện, giúp người đọc nhận diện được đâu là người kể chuyện. 

Điểm nhìn trần thuật là gì? Cách làm bài phân tích điểm nhìn trần thuật

Ngoài ra so với những khái niệm truyền thống, hiện nay nhiều tác giả còn xoay chuyển, đan xen các điểm nhìn với nhau để tạo ra một tác phẩm hấp dẫn hơn. Sử dụng nhiều góc nhìn tự sự giúp cho nhà văn có thẻ khám phá và chiêm nghiệm cuộc sống từ nhiều góc độ khác nhau. 

Sự dịch chuyển điểm nhìn giúp cho việc nhìn nhận và đánh giá ý nghĩa của tác phẩm trở nên đa chiều, phong phú hơn. Nhà văn có thể đưa ra các quan điểm, chính kiến khác nhau bằng việc di chuyển điểm nhìn vào những nhân vật khác nhau đẻ mỗi nhân vật có thể tự nói lên quan điểm, thái độ của mình và để cho các nhân vật cùng có quyền phát ngôn, cùng đối thoại. Nhà văn để cho các điểm nhìn đan xen vào nhau, nhân vật do đó được soi chiếu từ nhiều góc độ, toàn diện hơn về chân dung, tính cách, số phận đề từ đó khái quát lên những vấn đề có tính triết lý.


Cách làm bài văn phân tích điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn

Bước 1: Tóm tắt khái quát nội dung của tác phẩm cần phân tích.

Bước 2: Xác định đúng điểm nhìn, người kể chuyện trong câu chuyện là ai, sau đó đưa ra dẫn chứng chính xác trong văn bản để chứng minh. Xác định xem trong tác phẩm có sự dịch chuyển, luân phiên điểm nhìn hay không, và chứng minh chi tiết thể hiện điều này.

Bước 3: Xác định tác dụng của điểm nhìn trong câu chuyện đóng vai trò gì và giúp ích gì khi truyền tải thông điệp của tác giả. 

Bước 4: Xác định trong văn bản, tác giả có kết hợp thêm với các điểm nhìn khác không (Điểm nhìn nghệ thuật, điểm nhìn nhân vật) và sự kết hợp này mang lại lợi ích gì cho văn bản.

Bước 5: Đánh giá chung cách vận dụng điểm nhìn trần thuật và ứng dụng của nó trong văn bản. 

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question