Điệp cấu trúc (ví dụ, tác dụng, sơ đồ tư duy)
Tổng hợp kiến thức về phép tu từ Điệp cấu trúc (là gì, cách nhận biết, sơ đồ tư duy) giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như cách sử dụng biện pháp tu từ Điệp cấu trúc đạt điểm cao trong bài tập làm văn.
Điệp cấu trúc là gì ?
- Khái niệm: Điệp cấu trúc là biện pháp tu từ lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất định và vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh.
Phân loại về điệp cấu trúc
- Phép điệp cấu trúc khá đa dạng, nhưng trong đó có 3 phép điệp cấu trúc chính đó là:
+ Điệp nối tiếp: Là một kiểu điệp từ trong đó các cụm từ hoặc các từ được lặp lại và đứng nối tiếp ở trong 1 câu hay 1 đoạn văn nào đó.
+ Điệp ngắt quãng: Có thể hiểu là những từ được lặp lại giãn cách nhau và cũng có thể giãn cách nhau trong 1 câu văn, trong 2, 3 câu thơ trong mỗi khổ thơ.
+ Điệp vòng: Đây sẽ được hiểu là những cụm từ, từ ngữ xuất hiện trong cuối đoạn văn
Ví dụ minh họa về điệp cấu trúc
Ví dụ 1: Con yêu tiếng Việt này / Kể cả trong một câu dân ca / Con yêu tiếng Việt này / Cười cho quên nỗi đau / Con yêu tiếng Việt này / Mẹ ơi con sẽ không bao giờ quên / Ngàn nụ hôn trong tim / Dành cho quê hương Việt Nam
Phép điệp cấu trúc là “Con yêu tiếng Việt này” dùng để khẳng định tình yêu dành cho tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ 2: “Một dân tộc đã anh dũng chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm, một dân tộc đã anh dũng đứng về phía Đồng minh chống chủ nghĩa phát xít trong nhiều năm, dân tộc này phải được tự do! Nhân dân phải độc lập”.
Trong đoạn văn này chữ “một dân tộc” được dùng hai lần và việc lặp lại như vậy giúp khẳng định tinh thần quyết tâm đấu tranh vì tổ quốc, vì dân tộc và “phải độc lập”, thể hiện ý chí kiên cường không nhân nhượng, không chịu khuất phục vì nên độc lập dân tộc, loại bỏ quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ nước ta.
Tác dụng của điệp cấu trúc
- Tác dụng nhấn mạnh: Việc lặp lại một từ hay một cụm từ sẽ giúp tác giả nhấn mạnh được ý muốn nhắc đến.
+ Sử dụng ở trong câu văn, thơ có tác dụng để nhấn mạnh sự vật hoặc sự việc nào đó. Việc lặp lại như vậy có thể được dùng để nhấn mạnh những tâm tư, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đó.
+ Ví dụ:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa, ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
(Bếp Lửa – Tác giả Bằng Việt).
Nhà thơ đã lặp lại hai lần cụm từ “Một bếp lửa”. Tác dụng của việc lặp lại cụm từ này chính là nhấn mạnh lại hình ảnh bếp lửa ở trong tâm trí của người cháu. Qua đó thể hiện được những tình cảm và nỗi nhớ nhung da diết về người bà của mình.
-Tác dụng gợi hình ảnh:
+ Là một biện pháp tu từ rất phổ biến, thường được sử dụng trong văn học, để nói lên những hình ảnh và cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào tác phẩm.
+ Giúp người đọc hình dung ra những hình ảnh được nói đến.
+ Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm”, điệp từ “dốc” đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, rất hiểm trở.
- Tác dụng liệt kê:
+ Giúp người đọc hiểu rõ được ý nghĩa và tính chất của sự vật và sự việc vừa được liệt kê.
+ Ví dụ:
“Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa”
Điệp từ “còn” này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần để liệt kê những sự vật có liên kết với nhau với mục đích nhấn mạnh, tình cảm mãnh liệt tác giả dành cho cô bán rượu.
+ Ví dụ: Ở trong tác phẩm “Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa”, tác giả lặp lại từ “Có” 5 lần giúp tạo ra sự liệt kê để làm nổi bật tính chất và ý nghĩa của việc tạo ra hạt gạo đó là vị phù sa, là lời mẹ hát, là hương sen thơm, mưa tháng ba và bão tháng bảy. Qua đó giúp người đọc cảm nhận được sự vất vả, cần cù, chịu khó của hậu phương, những người làm ra những hạt gạo gửi nơi tiền tuyến.
- Tác dụng khẳng định:
+ Nhằm khẳng định những vấn đề và niềm tin được tác giả nhắc đến sẽ có thể xảy ra.
+ Ví dụ: Trong “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh”, cụm từ “Dân tộc đó phải” được tác giả sử dụng 2 lần nhằm khẳng định “chắc chắn phải giành độc lập” của dân tộc bất khuất và kiên cường.
Cách nhận biết của điệp cấu trúc
- Để nhận biết phép điệp cấu trúc câu trong đoạn văn là xuất hiện những câu hoặc cấu trúc câu lặp lại từ 2 lần trở lên, thể hiện ý nghệ thuật của tác giả
Bài tập phép điệp (file PDF)