image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa

icon-time29/8/2023

Nhắc đến người bạn đáng yêu, trung thành và gần gũi nhất với con người, chúng ta sẽ nhớ đến loài chó. Viết về đề tài tình cảm giữa động vật và con người, người đọc sẽ nhớ ngay đến bài thơ: “Sao không về, Vàng ơi!” của Trần Đăng Khoa. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết các đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa.


Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa – Mẫu 1

Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng với vô số tác phẩm độc đáo, những tác phẩm của ông đều in đậm dấu ấn cá nhân kết hợp với những hình ảnh vô cùng giản dị và độc đáo và bài thơ Sao không về, Vàng ơi cũng là một bài thơ hay như thế. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa chỉ mới lên chín tuổi, bài thơ viết về những kỉ niệm và cảm xúc yêu mến, thương tiếc của tác giả dành cho chú chó của mình bị chạy mất khi nghe tiếng bom đạn của quân Mỹ trút xuống. Mở đầu bài thơ là những kỉ niệm của tác giả với cậu chó Vàng thân yêu, mỗi khi cậu chủ của mình đi học về thì chú chó Vàng sẽ như thói quen chạy xồ ra sân mừng rối rít, cái đuôi cong cong hình chữ O mừng ngoáy tít, từ ngoáy tít đã diễn tả được sự vui mừng của chú chó. Chú chó hạnh phúc khi đón chủ của mình, chú khịt mũi rồi đưa tay bắt lấy tay cậu chủ của mình rồi đưa cậu vào nhà. Khi mà không còn chú chó Vàng nữa, Trần Đăng Khoa cảm giác vô cùng trống vắng, vẫn là cánh cổng quen thuộc nhưng thiếu mất Vàng mà trở nên rộng thênh thang, tình cảm mà tác giả dành cho chú chó là vô cùng triều mến và cảm động, khi chú chó đi xa tác giả vẫn chừa cơm cho chú chó, chờ ngày mà chú quay lại ngôi nhà thân yêu. Qua đó, ta cảm nhận được tình cảm da diết mà tác giả dành cho người bạn trung thành của mình, vô cùng đáng yêu và đáng trân trọng.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi! - ảnh 1

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa – Mẫu 2

Nếu ai đó hỏi em rằng bài thơ nào đối với em là hay nhất, em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay đó là bài “Sao không về, Vàng ơi!” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bài thơ như một lời tâm tình, trò chuyện giữa hai nhân vật “tôi” và “Vàng”, họ đã cùng nhau trải qua rất nhiều kỉ niệm, mỗi lần tác giả đi học về thì luôn có Vàng đứng đợi cậu, Vàng luôn quấn quít và hạnh phúc khi chờ gặp cậu chủ của mình. Với ngôi kể thứ nhất và các từ ngữ độc đáo, gợi hình gợi tả đã cho người đọc cảm nhận được mối quan hệ khăng khít, những tình cảm da diết của Vàng và nhân vật “tôi”. Nhưng bỗng một ngày, nhân vật “tôi” về nhà và không còn thấy Vàng nữa, cánh cửa nhà trở nên rộng lớn vì thiếu đi Vàng, để rồi tác giả phải thốt lên rằng: “Mày không bắt tay tao/ Tay tao buồn làm sao”. Chú chó đã chạy đi mất khi “Nghe bom thằng Mỹ nổ”, những tình cảm mà nhân vật “tôi” dành cho Vàng là vô cùng chân thành, cậu đã buồn bã và ủ rủ vô cùng, thậm chí khi Vàng đi cậu đã chờ rất lâu, cơm vẫn chờ ở cửa vì lỡ đâu Vàng có về còn có cái mà ăn, đến cuối cùng cậu phải thốt lên “Tao nhớ mày lắm đó”. Bài thơ vô cùng xúc động khi viết về tình cảm chủ tớ giữa con người và động vật, đồng thời còn lên tiếng tố cáo chiến tranh tàn ác đã chia cắt con người với những người, những thứ họ yêu thương.


Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa – Mẫu 3

Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi! - ảnh 2

“Sao không về, Vàng ơi” là một bài thơ vô cùng hay và xuất sắc của Trần Đăng Khoa. Bài thơ kể về chú chó Vàng và nhân vật “tôi” vô cùng yêu thương và quấn quít nhau, chú chó Vàng vô cùng đáng yêu, mỗi khi chủ của mình đi học về thì cậu luôn ríu rít mừng, vẫy đuôi tỏ ra vui vẻ, thậm chí chú còn bắt lấy tay của chủ mình để “Đưa vội tao về nhà”. Chủ tớ vô cùng yêu thương nhau, tác giả không hề muốn xa chú chó của mình vì mỗi khi đi xa đều sẽ rất nhớ Vàng “Dù tao đi đâu xa/ Cũng nhớ mày lắm đấy”. Bỗng một ngày khi nghe tiếng bom của quân Mỹ trút xuống, chú chó Vàng vì sợ hãi nên đã chạy đi mất, từ ngày Vàng đi mất là cảm giác trống rỗng, hụt hẫng và buồn bã vô cùng của nhân vật “tôi”. Mỗi ngày, cậu ấy đều chờ Vàng trở về, hằng ngày cậu vẫn đem cơm ra trước cửa để chờ Vàng, vì quá nhớ Vàng mà cậu phải thốt lên: “Tao nhớ mày lắm đó”, ấy vậy mà Vàng vẫn chưa về nhà. Bài thơ vận dụng thành công thể thơ năm chữ kết hợp với các từ ngữ giản dị, chân thật lồng ghép vào đó là những cảm xúc đặc biệt, chân thành của tác giả dành cho chú chó Vàng thân yêu của mình, đồng thời khơi gợi lên tình yêu thương động vật trong rất nhiều bạn đọc, vô cùng đáng yêu và đáng quý.


Đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa – Mẫu 4

Trần Đăng Khoa vô cùng tài giỏi và thông minh, những sáng tác của ông để lại rất nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc. Khi ông lên chín tuổi đã có thể sáng tác thơ, và bài thơ “Sao không về, Vàng ơi” đã được viết khi đó. Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ kết hợp với những cảm xúc đặc biệt, kể về tình cảm thân thiết giữa chú chó Vàng với tác giả, họ dành rất nhiều thời gian bên nhau. Nhưng một ngày nọ, chú chó nghe thấy tiếng bom của quân Mĩ mà sợ hãi chạy khỏi nhà, cậu chủ về nhà mà không thấy chú chó mình yêu thương nên rất buồn rầu, hằng ngày cậu đều ra sân chờ Vàng của mình trở về, cậu luôn để cơm trước cửa nhà và luôn ngóng trông Vàng. Bài thơ là một áng văn xuất sắc viết về tình yêu thương giữa người và động vật.

-------------------------------------------

Trên đây là bài viết các đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Sao không về, Vàng ơi của Trần Đăng Khoa. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn văn!

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question