image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng

icon-time12/9/2023

Tình yêu quê hương đất nước luôn thường trực trong trái tim mỗi người con đất Việt. Tình yêu ấy được phát triển một cách mạnh mẽ trong quá trình chiến đấu quân xâm lược, chiến đấu với bọn thực dân để giành độc lập, tự do. Dù trải qua nhiều gian lao, vất vả, khó khăn nhưng tất cả đều sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Sau đây, mời các bạn cùng Topbee theo dõi bài viết Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng


Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nhớ đông

Bài thơ sáng tác trong thơi gian Tố Hữu bị thực dân Pháp vắt và giam cầm tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tác phẩm được trích từ tập thơ “Từ ấy”. Không gian tối tăm, u ám, không tự do đã khiến trái tim người thi sĩ rung cảm viết bằng nỗi nhớ quê hương luôn thường trực cùng với tinh thần lạc quan, ý chí, khao khát cuộc sống tự do, đất nước sớm giành độc lập.


Nội dung chính bài thơ Nhớ đồng

Bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu là nỗi nhớ da diết cuộc sống tự do khi tác giả trải qua những ngày tháng trong ngục tù. Cuộc sống giam cầm đã khiến ông nhớ về những kỉ niệm đồng yêu gần gũi, thân thương về cảnh sắc lẫn con người. Từ đây, Tố Hữu bộc lộ niềm khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do như chim sơn ca. Ông muốn thoát khỏi cảnh tù đày, muốn được “bay nhảy”, tiếp tục với sự nghiệp Cách mạng vĩ đại.

Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng

Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng

Mẫu 01:

“Nhớ đồng” – bài thơ tái hiện cảnh sắc đồng quê bình yên đến lạ kì! Quê hương trong kí ức người chiến sĩ Cộng sản có “gió cồn thơm đất nhả mùi”, có “ruồng che mát thở yên vui”, có “ô mạ xanh mơn mởn”, có “nương khoai” gần gũi, thân thương. Đó đều là những hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Không chỉ nhớ về cảnh sắc, tác giả còn nhớ về những người lao động chân chất, thật thà, siêng năng, chăm chỉ. Họ là những người “lưng cong xuống luống cày” bán mặt cho đất bán lưng cho trời quanh năm suốt tháng. Quê hương đơn giản chỉ là thế! Chẳng cần cầu kì kiêu sa, cũng chẳng cần đao to búa lớn, quê hương là những gì quen thuộc, gắn bó hằng ngày và lâu dài. Tất cả đã làm nên một bức tranh đẹp đến nao lòng! Từ cảnh sắc thiên nhiên đến con người, tất cả đã hòa quyện lại với nhau trở thành miền kí ức ngọt ngào từ đó khơi gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết, tình cảm dành cho đất nước được dâng cao và hơn tất cả, ý chí mong muốn sớm được hoạt động Cách mạng, thoát khỏi ngục tù dâng cao mạnh mẽ.

Mẫu 02:

Ai cũng có cho mình một quê hương! Trong bài thơ “Nhớ đồng” của tác giả Tố Hữu, người đọc trở về với bức tranh thiên nhiên yên bình, êm ả cùng với cảnh sinh hoạt lao động sản xuất của người nông dân cần cù chăm chỉ. Tiếng “hò” gợi nhớ quê hương. “Nương khoai ngọt sắn bùi” là thành quả lao động miệt mài, chịu thương chịu khó của những người lao động. “Từng ô mạ xanh mơn mởn” được các bác nông dân tỉ mẩn chăm sóc. Làn gió cồn thổi nhẹ mang không gian thoáng đãng, thư thái. Bức tranh quê đẹp một phần nhờ vào bàn tay chăm bẵm của những người thôn quê thật thà, chất phác, hiền hậu. Từng kỉ niệm hiện về trong trí nhớ của Tố Hữu thể hiện nỗi nhớ da diết. Ông buồn khi không thể chứng kiến những điều tuyệt đẹp đấy ngay hiện tại. Trong cảnh ngục tù tối tăm, u uất, dẫu buồn bã song ý chí, tinh thần lạc quan, niềm tin về Cách mạng luôn rực cháy trong tim. Tác giả luôn mong về một tương lai tươi sáng nhất sẽ tới với mình và đất nước.

Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng

Nhận định về thơ hay

Xuân Diệu: “Thơ là hiện thực, là cuộc đời”

Nguyễn Đình Thi: “Tác phẩm nghệ thuật là một hình ảnh thực tại, nhưng đó là hình ảnh có linh hồn mà chính cái linh hồn này mới làm cho tác phẩm sống. Nghĩa là dù trải qua thời gian vẫn gây được xúc động trong lòng người.”

Xuân Diệu: “Nếu không chia sẻ với nhân dân trong lửa đạn thì lấy vốn trung thực ở đâu cho tâm hồn mà cầm bút.”

Tố Hữu: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có.”

Belinxki: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật.”

Lê Quý Đôn: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được.”

Thạch Thảo: “Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống “Ra người” hơn, sống tốt hơn nếu ta biết tìm trong mỗi quyển sách, những vệt sáng, những nguồn sáng soi rọi vào những góc khuất của cuộc đời và của con người.”

Gamzatop: “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay.”

--------------------------------------

Trên đây là bài viết Đoạn văn thể hiện sự tưởng tượng về cảnh sắc, con người trong bài thơ Nhớ đồng do Topbee biên soạn. Hi vọng bài viết giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn Văn!

Tô Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question