image hoi dap
image hoi dap

Đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Hoa bìm

icon-time20/11/2023

Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người câu hát vang vọng đâu đây. Đề tài quê hương luôn là 1 đề tài bất tận cho các nhà văn nhà thơ Việt Nam, một trong số đó là bài Hoa Bìm của Nguyễn Đức Mậu:


Mẫu 1 - Ngắn nhất

Bài thơ Hoa bìm đã để lại rất nhiều ấn tượng cho tôi. Nguyễn Đức Mậu là một trong những thi sĩ đã thăng hoa về nghệ thuật khi lấy quê hương là đề tài cho cảm hứng chính mình. Điều làm tôi ấn tượng sâu sắc ngay từ đầu bài thơ là hình ảnh sắc tím của hoa bìm bên bờ giậu "Rung rinh bờ giậu hoa tím". Điều ngạc nhiên là tác giả không chọn một loại hoa khác mà là hoa bìm - một loài hoa rất giản dị. Đây chính hình ảnh gần gũi, thân thuộc, gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ thân thương. Những con vật vốn quen thuộc như "chuồn chuồn ớt", "con nhện", "cào cào", "dế mèn", "con cuốc" được nhà thơ khắc họa vô cùng đặc sắc, thể hiện sự quan sát tinh tế trong nghệ thuật nhà thơ. Tuổi thơ giản dị, êm đềm ‘’bên bờ giậu hoa tím’’ ấy đều được cảm nhận và tái hiện qua đôi mắt trong veo của nhà thơ. ‘’Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?’’ Một câu hỏi tu từ không có câu trả lời. Một câu hỏi tuy được đặt ra nhưng nó chỉ phản ánh cảm xúc bên trong của người đặt câu hỏi. Chỉ với những dòng thơ vô cùng ấm áp, gần gũi tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên qua đó ta hiểu thêm về tình cảm chân thành, sâu sắc về tuổi thơ đẹp đẽ của chính tác giả. 

Đoạn văn từ 150 đến 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát Hoa bìm

Mẫu 2 - Bài văn đạt 9 điểm

‘’Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu’’ 

Tình yêu quê hương luôn là đề tài được rất nhiều thi sĩ tài hoa lựa chọn làm nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của mình. Và Nguyễn Đức Mậu là một trong những thi sĩ đã thăng hoa về nghệ thuật khi lấy quê hương là đề tài cho cảm hứng chính mình. Bài thơ “Hoa Bìm” đã miêu tả một khung cảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi và sinh động đối với người đọc. Điều này giúp người đọc thấy được những tình cảm chân thành, nỗi nhớ sâu sắc về quê hương tuổi thơ. 

Với tấm lòng giản dị, giản dị, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu đã khám phá và tái hiện hình ảnh vùng quê yên bình. Đây là khung cảnh giản dị, gần gũi và yên bình ở làng quê Việt Nam. Điều làm tôi ấn tượng sâu sắc ngay từ đầu bài thơ là hình ảnh sắc tím của hoa bìm bên bờ giậu "Rung rinh bờ giậu hoa tím". Tác giả không chọn những loài hoa vừa đẹp vừa cao quý mà lại chọn giậu hoa bìm đơn sơ mọc ven đường giản dị. Người xưa ta không khỏi xa lạ hoa bìm, môt  loài hoa luôn mọc ở đầu ngõ. Loài hoa không chỉ đẹp mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nên được rất nhiều người dân Việt Nam yêu thích, nhất là tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn xưa. Đây chính là sự gần gũi, thân thuộc, là nơi mà mỗi đứa trẻ nông thôn Việt Nam đều có những kỷ niệm tuổi thơ thân thương. Những con vật vốn quen thuộc như "chuồn chuồn ớt", "con nhện", "cào cào", "dế mèn", "con cuốc" được nhà thơ khắc họa vô cùng đặc sắc, thể hiện sự quan sát tinh tế trong nghệ thuật nhà thơ. Những con vật dù nhỏ bé ấy nhưng đã làm nên nghĩa lớn. Hình ảnh vốn quen thuộc bởi trẻ em xưa những món trò chơi từ thiên nhiên ấy là những món đồ chơi gần gũi với họ nhất. Nhưng dù là thế nào, dù đơn dơ, nhỏ bé thì tuổi thơ của họ đã sống hết mình với những kỉ niệm đẹp. Tuổi thơ giản dị, êm đềm ‘’bên bờ giậu hoa tím’’ ấy đều được cảm nhận và tái hiện qua đôi mắt trong veo của nhà thơ. Hơn nữa, bài thơ “Hoa Bìm” không chỉ dừng lại ở việc khắc họa những chi tiết sống động của làng quê mà còn mở rộng tầm nhìn đến những hình ảnh xa xăm. Những chiếc thuyền giấy bồng bềnh trên làn nước đục tạo thêm chút huyền bí, lãng mạn cho bức tranh, khiến người đọc có cảm giác bí ẩn và phấn khích. ‘’Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?’’ Một câu hỏi tu từ không có câu trả lời. Tác giả gợi lại những kỷ niệm tuổi thơ thân thương với biết bao những kí ức đẹp  và đặt ra câu hỏi vì sao  vẫn chưa về. Hai dòng thơ này gợi lên những cảm xúc sâu sắc nhất của nhà thơ. Đây là một câu hỏi không có câu trả lời. Một câu hỏi tuy được đặt ra nhưng nó chỉ phản ánh cảm xúc bên trong của người đặt câu hỏi.Chắc hẳn ông vô cùng gắn bó, quyến luyến với quê hương, yêu thương quê hương bằng cả trái tim của mình  mới có thể cảm nhận quê hương được như vậy.

Chỉ với những dòng thơ vô cùng ấm áp, gần gũi tác giả đã cho ta thấy được vẻ đẹp thiên nhiên qua đó ta hiểu thêm về tình cảm chân thành, sâu sắc về tuổi thơ đẹp đẽ của chính tác giả. Qua đó, ta càng yêu thêm thiên nhiên, con người bên những hình ảnh dù giản dị, đơn sơ nhưng cũng đủ để đưa ta về miền kí ức đẹp đẽ.

Trần Thùy Dương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question