image hoi dap
image hoi dap

Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm Bạn có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?

icon-time2/6/2023

Nguyễn Trãi là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc. Chùm thơ Thuật hứng được sáng tác trong thời gian nhà thơ về quê ở ẩn, xa lánh, thoát tục chốn trần gian. Nói về quê ở ẩn cho nhẹ lòng chứ thực chất là do ông bất mãn với thời cuộc, cảm thấy không được tôn trọng ở dưới chốn quan trường. Vì thế những bài thơ trong chùm Thuật hứng chúng ta đều thấy rất rõ những tâm sự của một vị quan nặng lòng với đời. Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận “Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm". Bạn có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao? Hãy thể hiện quan điểm của mình về vấn đề này nhé.


Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận “Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm".

      Thuật hứng số 24 được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà Côn Sơn. Ngoài bài số 24 còn một số bài thơ khác cũng trong chùm thơ Thuật hứng. Tất cả các bài thơ trong chùm Thuật hứng nói chung và Thuật hứng số 24 nói riêng đều thể hiện một cuộc sống thanh bạch, thoát tục, xa lánh với thời cuộc. Trong đó hiện lên hình ảnh nhà thơ, nhà hiền triết hoà mình với thiên nhiên, vui với thú điền viên giản dị, bình  thường:

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Trì thanh phát cỏ ương sen.

     Thuận theo lẽ của tự nhiên, cụ Ức Trai chọn cuộc sống bần hàn, vui vẻ với thiên nhiên. Ao cạn thì vớt hết bèo cám để cấy muống, ruộng làm sạch cỏ để ương sen, cuộc sống chẳng cần sơn hào hải vị, chỉ có “muống”, có “sen” tuy giản dị mà thanh cao. Lúc còn chức trọng quyền cao,  trước sau Nguyễn Trãi vẫn chỉ là một ông quan thanh liêm. Nhiều bài thơ đều thể hiện cuộc sống đạm bạc của Nguyễn Trãi khi về quê nhà ở Côn Sơn.

Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận. “Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm". Bạn có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao?

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

     Đến đây là hình ảnh tuyệt đẹp của một đêm trăng dưới cái nhìn say sưa của nhà thơ. Lấy gió và trăng làm bạn, nhà thơ tưởng chừng như gió và trăng đang đầy lên đến nóc thuyền, khiến con thuyền nặng như muốn chìm vì đầy gió trăng. Hai câu thơ đã cho thấy một tâm hồn thơ thanh cao, một cuộc sống ung dung, tự tại của nhà thơ khi được hòa mình vào thiên nhiên, vạn vật. Điều đó cho thấy một cái thân rất nhàn hạ, khác hẳn với sự bon chen nơi chốn quan trường.

     Song đó chỉ là cái nhàn thân bên ngoài còn trong thâm tâm thì chẳng nhàn lúc nào. Bởi lẽ là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, phải rời bỏ chốn quan trường khi dân còn nghèo, xã hội còn rối ren, ông chẳng thể yên lòng. Tâm sự của ông vẫn là hướng về nhân dân, đất nước, lo cho vận mệnh của dân tộc. Dù đã ở ẩn quê nhà, chọn cuộc sống thanh bạch nhưng Nguyễn Trãi vẫn khẳng định chắc chắn:

Bui có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

     Trước sau tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi vẫn nặng lòng với thời cuộc. Dù không còn làm quan nhưng tấm lòng trung hiếu, mài không khuyết, nhuộm không đen vẫn sáng trong như ngọc. Đó chính là vẻ đẹp cốt cách, con người của một vị đại thi hào lớn của dân tộc.

Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận. “Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm". Bạn có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao? ảnh 2

     Vì thế có thể khẳng định qua bài thơ Thuật hứng số 24, Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm" đó là tâm sự của con người luôn đau đáu vì vận mệnh của dân tộc. Cảm thấy hổ thẹn với lòng vì chưa giúp sức được cho vua, chưa lo được cho dân được vẹn toàn giống như câu kết của bài thơ Thuật hứng số 5:

 Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.. 

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã hướng dẫn chi tiết cho đề bài Đọc bài thơ Thuật hứng số 24, có người cảm nhận “Nguyễn Trãi nhàn thân nhưng chẳng nhàn tâm". Bạn có đồng tình với ý kiến đó hay không? Vì sao? Qua đó giúp các em hiểu thêm về vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi.

Phạm Liên
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question