image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bà ngồi góc nhà (2 đề)

icon-time28/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Bà ngồi góc nhà trắc nghiệm tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Bà ngồi góc nhà

Đã  tám mươi lăm tuổi trời cho, bà ngoại già lắm rồi! Đi lại chẳng được, người xộ xệ, chân sưng khớp tấy đỏ liên miên, đầu năm lại bị xuất huyết não, nên giờ bà chỉ có thể ngồi được trong cái ghế độn rơm ở góc nhà. Bữa cơm, mẹ bưng riêng một mâm đến cho bà ăn. Bà nhai nhóm nhém, hạt được, hạt rơi ra ngoài. Ăn xong, thui thủi  ở góc nhà , bà ngồi gà gật, nửa ngủ nửa thức. Nửa ngủ nửa thức, nhưng xem ra bà biết hết (…) Bà ngồi ở góc nhà gà gật, nhưng bà biết không sót một việc gì (…)

Con cái lớn lên, bố mẹ già đi. Bà thành bé nhỏ và như là người thừa. Bà có vẻ như thừa ra, hơn nữa còn là người cản trở lũ trẻ con. Chúng mải chơi bời nên sinh ra lười biếng. Hết trò chơi điện tử lại đàn đúm bạn bè, chơi nhẩy dây,  chơi tam cúc ăn búng, quên cả rửa bát, khoá nước máy. Học không học, xểnh cái là nhót ra phố, bếp không đóng cửa, để gà vào bới lộn lung tung. 

Thành ra bà cứ phải nhắc nhở chúng liên tục. Và như vậy là bà gây phiền cho chúng. Chúng lập tức khó chịu với bà. Thoạt tiên là chúng cứ lờ đi khi nghe bà nhắc nhở. Sau đó, nếu bà còn tiếp tục nhắc  nhở thì chúng  cãi lại bà(…)

Tối ấy, bọn trẻ con hàng xóm mách bố cái Hải hỗn láo với bà. Bố gọi cái Hải lại, hỏi tội nó (…)

Chiều hôm sau, đang  ngồi ở góc nhà, bỗng bà nghển lên rên rẩm: “Thôi, đừng chấp chúng nó”. Bâng quơ cứ như bà nói trong cơn mê ngủ vậy.  Rồi bà đặt bát cơm xuống, nhìn ra ngoài trời đêm đang vi vút ngọn gió mùa lạnh lẽo, run rẩy:

- Rét rét là nhỉ! Không hiểu thằng cả Tèo đi bộ đội ở biên giới giờ có quần áo ấm không? Ngồi ở góc nhà ấm cúng thế này, nghĩ mà thương nó quá! (…)

Mẹ đặt bát xuống rìa mâm, sụt sịt:

- Chỉ có bà là nhớ thằng Tèo thôi. Còn chúng bay, chúng bay có nhớ đến người khác khổ sở đâu. Sống mà chỉ nghĩ đến mình thì sống sao được!

Nói rồi, bỗng nhiên mẹ sa hai hàng nước mắt. Ngẩng lên, hai mắt ràn rụa,  mẹ  nấc nghẹn từng hơi ngắn ngắn (…) mẹ bật khóc thành tiếng, rồi như không kìm được giận dữ, mẹ gào lên càng lúc càng thống thiết:

- (…) Hỡi thằng Tuất kia! Mày bây giờ bằng sào bằng gậy, mày dám ngoạc mồm ra thách đố bà, mày có biết lúc mày lên chín tuổi, mày bị đau ruột thừa, tao và bố mày đi vắng, nếu không có bà cõng mày, lội trong mưa gió  hơn cây số đến bệnh viện cấp cứu, thì mày còn được đến bây giờ để hỗn láo với bà không?(…) 

- Con Hải kia, mày dám bảo bà lắm mồm (…) Thế lúc bé mày khóc lóc ỉ eo suốt ba năm trời vì ốm đau sài đẹn, ghẻ lở kềnh càng khắp người, ai là người ru mày ngủ,  dỗ dành mày qua khỏi những khi đau đớn(…)Sao lúc ấy mày không bảo bà im mồm đi cho mày khỏi điếc ta(…) Cả cái con Hồng kia nữa! Mày bảo bà hãy lo cho thân bà đi, thế mày có biết cái hồi đói kém, bà phải bán cả chiếc nhẫn của hồi môn của  bà để mua thêm khoai sắn độn vào cơm để nuôi bố mày với lũ chúng bay không?

Lúc ấy là chín giờ rưỡi giờ, bố đi họp ở công ty về. Thoáng qua là bố biết hết đầu đuôi câu chuyện. Bố bảo mẹ, thôi để các con nó học, xong bố sẽ nói chuyện.

Mười giờ rưỡi, Tuất , Hồng, Hải, học xong bài, ngồi trước mặt bố. Bố nói:

- Các con nghĩ rằng, bà chỉ có một tuổi già tám mươi lăm năm sống chuyên ngồi thui thủi ở góc nhà  như hôm nay thôi ư? Không, bà có cả một thời thanh niên sôi nổi. Bà từng là Thanh niên xung phong, từng cầm súng bắn máy bay giặc Mỹ xâm lược nước ta. Bà làm công nhân dệt đến năm năm mươi lăm tuổi mới về hưu. Ông lúc ấy còn ở bộ đội.  Từ thằng Tèo trở đi  đều qua tay bà săn sóc, nếu không thì...

Bố nói đến đó thì bà nằm ở cái phản ở buồng ngoài thức giấc.

- Bố Tèo nói cái gì thế?

- Bà cứ ngủ đi, đế con dạy bảo chúng. Con cháu không biết công ơn ông bà thì không thành người, bà ạ. Nói rộng ra, con dạy cho chúng biết rằng: Đằng sau người già là cả một cuộc đời rộng lớn  mà họ đã dũng cảm đương đầu  đấy. Hãy kính trọng và yêu quý họ! 

(…)Bà năm co ro, chốc chốc lại nghển lên ngắt lời bố: Thôi, các cháu nó còn dại người, đừng trách chúng, con à. (…) Dạo này bà hay nhắc đến cuốn Sổ tiết kiệm và hai chỉ vàng. Cuối năm đó thì bà mất.


Đọc hiểu Bà ngồi góc nhà (Trắc nghiệm) - Đề 1

Câu 1. Ngôi kể của câu chuyện trên là:

A. Ngôi thứ ba 

B. Ngôi thứ hai 

C. Ngôi thứ nhất

D. Có sự chuyển đổi ngôi kể

Câu 2. Người kể câu chuyện là:

A. Nhân vật người mẹ

B. Nhân vật người bố 

C. Tác giả

D. Nhân vật người bà

Câu 3. Nhân vật bà trong câu chuyện là người:

A. Rất khó tính, gây phiền cho các cháu.

B. Yêu thương các cháu và rất bao dung

C. Xét nét các cháu

D. Luôn lo lắng cho các cháu.

Câu 4. Câu: “Không, bà có cả một thời thanh niên sôi nổi” thuộc kiểu câu nào?

A Câu khẳng định

B. Câu kế 

C. Câu cảm

D. Cầu phủ định

Câu 5. Nhận xét nào sau đây không phù hợp với truyện ngắn trên?

A. Truyện ngân khắc họa cảm động chân chung người bà già nua, ốm yếu ngồi một mình nơi góc nhà chật hẹp nhưng luôn lo lắng cho các cháu. 

B. Câu chuyện nhẹ nhàng mà vô cũng thấm thía. 

C. Truyện ngắn khiến người đọc xúc động không chỉ vì tấm lòng của bà mà còn làm ta rung động trước tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bố mẹ là trẻ đổi với bà.

D. Người bà trong câu chuyện rất buồn vì suốt ngày chỉ thui thủi ngồi một mình ở góc nhà

Câu 6. Nhân vật người bà trong câu chuyện trên có điểm gì tương đồng với người bà trong bài thơ “Bếp lửa" của Bằng Việt?

A. Giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

B. Có nhiều đóng góp cho kháng chiến.

C. Rất tiết kiệm 

D. Luôn lo lắng cho tương lai của các cháu.

Đáp án

Câu 1. A → Ngôi kể của câu chuyện trên là ngôi kể thứ ba.

Câu 2. C → Người kể câu chuyện là tác giả.

Câu 3. B → Nhân vật bà trong câu chuyện là người: yêu thương các cháu và rất bao dung.

Câu 4. C →  Câu: “Không, bà có cả một thời thanh niên sôi nổi” thuộc kiểu câu phủ định.

Câu 5. D → Người bà trong câu chuyện rất buồn vì suốt ngày chỉ thui thủi ngồi một mình ở góc nhà là nhận xét không phù với truyện ngắn trên.

Câu 6. A → Nhân vật người bà trong câu chuyện trên có điểmìtương đồng với người bà trong bài thơ “Bếp lửa" của Bằng Việt: Giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

Đọc hiểu Bà ngồi góc nhà

Đọc hiểu Bà ngồi góc nhà (Tự luận) - Đề 2

Câu 1. Thể loại truyện của đoạn trích trên là?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 3. Nêu cảm xúc của em khi đọc phần kết thúc câu chuyện

Câu 4. Em có đồng ý với cách dạy bảo con cái của nhân vật người bố và người mẹ trong câu chuyện này không? Vì sao?

Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 07 câu trình bày cảm nhận của em về câu nói của người bố trong truyện: “ Bà cứ ngủ đi, đế con dạy bảo chúng. Con cháu không biết công ơn ông bà thì không thành người, bà ạ. Nói rộng ra, con dạy cho chúng biết rằng: Đằng sau người già là cả một cuộc đời rộng lớn  mà họ đã dũng cảm đương đầu  đấy. Hãy kính trọng và yêu quý họ!”

Đáp án

Câu 1. 

- Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện ngắn

Câu 2.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự.

Câu 3.

- Kết câu chuyện chính là sự ra đi của bà, trước khi mất bà vẫn luôn nhắc đến cuốn sổ tiết kiệm và hai chỉ vàng. Điều đó cho thấy rằng bà đã sớm biết mình không thể sống được lâu nữa thế nên dù cho hơi có tàn thì bà vẫn luôn yêu thương và nghĩ cho con cái cùng các cháu của mình, luôn muốn chúng có một cuộc sống tốt hơn với số tiền bà để lại.

Câu 4. 

- Em đồng ý với cách dạy bảo con cái của nhân vật người bố và người mẹ trong câu chuyện này bởi chúng ta phải nói rõ ràng, nói cho con biết những chuyện đã từng xảy ra để con hiểu rằng bà ngày xưa cũng đã lao tâm, chăm sóc con từng chút một, để con nhận ra hành vi, lời nói sai trái của mình để sửa, nếu cứ im lắng nhắc nhở vài ba câu không rõ đầu đuôi càng khiến cho con trở nên bướng bỉnh, khó chịu và không chịu thay đổi.

Câu 5.

- Cảm nhận của em về câu nói của người bố trong truyện:

+ Là một người con hiểu thảo, quan tâm, lo lắng cho mẹ, giải thích cho mẹ để mẹ không còn lo lắng vì sợ mình sợ đánh hay làm cho cháu sợ, bị tổn thương.

+ Là một người cha chu toàn, tận tâm, nghiêm nghị, cố gắng nói chuyện, dạy bảo các con, để con không còn hành xử vô lễ với bà, thay đổi tính cách.

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question