image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bài Giục giã (vì chút mây đi) của Xuân Diệu

icon-time24/9/2023

Được mệnh danh là “ ông hoàng thơ tình ” - Xuân Diệu đã đưa chúng ta bay bổng theo những câu thơ đầy chất tình, chất họa trong đó. Hãy cùng Topbee đi trả lời câu hỏi Đọc hiểu bài Giục giã (vì chút mây đi) của Xuân Diệu nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Giục Giã

…Vì chút mây đi, theo làn vút gió,

Biết thế nào mà chậm rãi, em ơi?

Sớm nay, sương xê xích cả chân trời,

Giục hồng nhạn thiên di về cõi bắc.

Ai nói trước lòng anh không phản trắc.

Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ?

Hái một mùa hoa lá thuở măng tơ,

Đốt muôn nến sánh mặt trời chói lói;

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Em vui đi, răng nở ánh trăng rằm;

Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự.

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...


Đọc hiểu bài Giục giã (vì chút mây đi) của Xuân Diệu

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên có trong 04 dòng thơ đầu của đoạn trích.

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về hình ảnh “một phút huy hoàng” trong câu thơ: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối ?

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: Mau với chứ, vội vàng lên với chứ / Em, em ơi! Tình non sắp già rồi... không ? Vì sao ?

Đọc hiểu bài Giục giã (vì chút mây đi) của Xuân Diệu

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: phương thức Biểu cảm.

Câu 2: 

- Các hình ảnh thiên nhiên có trong 4 dòng thơ đầu của đoạn trích là: mây, gió, sương.

Câu 3: 

- “ một phút huy hoàng” là thời khắc tỏa sáng. Tuy chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, nhưng chúng ta sẽ không hối hận với bản thân, với cuộc đời mình vì mình đã sống hết mình với bản thân mình.

Câu 4:

- Em đồng ý với quan niệm của tác giả trong hai câu thơ: “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!/Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”. Bởi vì quỹ thời gian là có hạn, tuổi trẻ của chúng ta không thể nào kéo dài mãi mãi. Sống hết mình với thanh xuân để mình khi nhìn lại không cảm thấy hối hận vì quyết định của mình. Sống theo lý tưởng, đam mê của bản thân để không phí hoài tương lai. Sống và cống hiến hết mình để tự tin ghi danh mình trên cát. Giống như những câu thơ ở trong bài:

"Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm."

----------------------------------------

Trên đây là bài viết Đọc hiểu bài Giục giã (vì chút mây đi) của Xuân Diệu. Hi vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn học tốt môn văn!

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question