Đọc hiểu: Bài học tuổi thơ
Truyện ngắn “Bài học tuổi thơ” là một truyện ngắn có câu truyện thật sâu sắc. Tác phẩm sẽ là một ánh sao sáng trong sự nghiệp viết lách của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cũng như đối với bạn đọc cả nước. Hãy cùng Topbee làm các dạng đề Đọc hiểu: Bài học tuổi thơ nhé!
Bài học tuổi thơ - Nguyễn Quang Sáng
Đọc hiểu Bài học tuổi thơ - Đề 1
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 3: Xác định ngôi kể của văn bản?
Câu 4: Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong văn bản?
Câu 5: Nhận xét thái độ, tình cảm của tác giả dành cho cậu bé học trò bài văn bị không điểm?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
Văn bản trên thuộc thể loại truyện ngắn .
Câu 2:
Phong cách ngôn ngữ của văn bản là nghệ thuật.
Câu 3:
Ngôi kể của văn bản là ngôi kể thứ nhất .
Câu 4:
- Biện pháp tu từ: so sánh ( Con số không so sánh với quả trứng gà)
- Tác dụng: giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến. Thấy được điểm số vô cùng thấp, đáng buồn của cậu bé.
Câu 5:
Tác giả có thái độ, tình cảm là cảm thông, đồng cảm, thấu hiểu nỗi buồn và khó khăn trước hoàn cảnh của cậu học trò bị điểm không bài văn.
Đọc hiểu Bài học tuổi thơ - Đề 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Theo văn bản, lý do cậu bé học trò bị điểm không lại không miêu tả bố là gì?
Câu 3: Câu văn: có người hỏi em: "Sao mày không tả ba của đứa khác". Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má" thể hiện cảm xúc gì của nhân vật?
Câu 4: Nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm ý nghĩa gì qua phần kết của câu chuyện?
Câu 5: Bài học anh/chị rút ra được từ văn bản là gì?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu:
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
Câu 2:
Theo văn bản, cậu bé học trò bị điểm không không miêu tả bố vì cậu bé mồ côi khi vừa lọt lòng mẹ, bố cậu hy trên chiến trường biên giới.
Câu 3:
Phần kết của câu chuyện muốn gửi gắm ý nghĩa về việc không bịa đặt và luôn giữ trung thực và chân thành trong việc sáng tạo văn chương là vô cùng quan trọng.
Câu 4:
Câu văn "Có người hỏi em: 'Sao mày không tả ba của đứa khác'. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má" thể hiện cảm xúc đau buồn, xót xa, tủi thân của nhân vật.
Câu 5:
Qua câu truyện ngắn ta có thể rút ra bài học: Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt, chúng ta phải trung thực, từ đó sẽ mang lại giá trị và ý nghĩa cho tác phẩm, cho chính bản thân mình.