Đọc hiểu bài thơ Cô lái đò của Nguyễn Bính (trắc nghiệm)
Tình yêu không thể trọn vẹn nếu chỉ có một người chờ đợi suốt quãng thời gian dài mà không nhận được hồi đáp. Cùng Topbee đến trả lời đọc hiểu bài thơ Cô lái đò của Nguyễn Bính (trắc nghiệm) để chiêm nghiệm rõ hơn nhé!
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Cô lái đò
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô gái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề.
Nhưng rồi người khách tình xuân ấy
Đi biệt không về... với bến sông
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô gái mỏi mòn trông...
Xuân này đến nữa đã ba xuân
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần.
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân.
Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách sang sông.
(Cô lái đò - Nguyễn Bính, Nguyễn Bính - Thơ và đời,
NXB Văn học, Hà Nội, 1994)
Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Từ ngữ nào sau đây là từ Hán Việt?
A. Bến sông
B. Cô lái đò
C. Tình quân
D. Khách sang sông
Câu 3. Xuân đem đến cho cô lái đò điều gì?
A. Đem mong nhớ trở về
B. Đem tình yêu đến
C. Mang hạnh phúc tìm về
D. Đem mong nhớ vơi đi
Câu 4. Vì sao cô lái đò lại Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong?
A. Cô lái đò kia đi lấy chồng
B. Để buồn cho những khách sang sông
C. Trên bến cùng ai đã nặng thề
D. Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần
Câu 5. Từ nào sau đây không cùng trường nghĩa với các từ còn lại?
A. Hồi tưởng
B. Bến sông
C. Chờ đợi
D. Mong nhớ
Câu 6. Cô lái đò hồi tưởng điều gì qua hai câu thơ:
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
A. Những tháng ngày cắp sách đến trường vui vẻ cùng người mình yêu
B. Ba xuân trước có những kỉ niệm thật vui vẻ cùng người mình yêu nơi bến sng
C. Cùng người mình yêu thương dạo thuyền nơi bến sông ba xuân trước
D. Ước hẹn, thề nguyền cùng người mình yêu trên bến sông ba xuân trước
Câu 7. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Sự chờ đợi mỏi mòn và nỗi niềm chua xót vì lời thề nguyện đã tàn phai theo năm tháng
B. Hạnh phúc viên mãn vì đã tìm được một bến đỗ bình yên cho cuộc đời của mình
C. Hạnh phúc trọn vẹn sau những năm tháng đầy đau khổ, tuyệt vọng và bế tắc trong tình yêu
D. Thuỷ chung trọn vẹn, sắt son một lời thề dù lời thề nguyện đã tàn phai theo năm tháng
Câu 8. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về thơ Nguyễn Bính?
A. Thơ ông thể hiện một điệu hồn da diết; không thiên về cảnh quê mà thiên về tình quê, hồn quê
B. Thơ ông thể hiện một nỗi buồn ảo não; là tiếng lòng thiết tha gắn bó với quê hương đất nước
C. Thơ ông thể hiện một tâm hồn thơ thiết tha, cháy bỏng, nồng nàn, rạo rực và say đắm
D. Thơ ông kết hợp độc đáo giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đai; phương Đông và phương Tây
Câu 9. Mô típ quen thuộc nào của văn học dân gian được Nguyễn Bính sử dụng trong văn bản?
A. Hoa - Bướm
B. Trầu - Cau
C. Bến - Đò
D. Thuyền - Sông
Câu 10. Nguyễn Bính thuộc thế hệ các nhà thơ của trào lưu văn học nào?
A. Văn học lãng mạn
B. Văn học hiện thực
C. Văn học cách mạng
D. Văn học siêu thực
Trả lời câu hỏi
Câu 1: B → Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là biểu cảm
Câu 2: C → Từ ngữ Hán Việt: tình quân
Câu 3: A → Xuân đem mong nhớ trở về cho cô lái đò
Câu 4: A → Cô lái đò lại Bỏ thuyền, bỏ bến, bỏ dòng trong vì đi lấy chồng
Câu 5: B → Từ bến sông không cùng trường nghĩa với các từ còn lại
Câu 6: D → Cô lái đò hồi tưởng ứớc hẹn, thề nguyền cùng người mình yêu trên bến sông ba xuân trước qua hai câu thơ
Câu 7: A → Sự chờ đợi mỏi mòn và nỗi niềm chua xót vì lời thề nguyện đã tàn phai theo năm tháng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 8: A → Thơ Nguyến Bính thể hiện một điệu hồn da diết; không thiên về cảnh quê mà thiên về tình quê, hồn quê
Câu 9: C → Mô típ bến - đò quen thuộc của văn học dân gian được Nguyễn Bính sử dụng trong văn bản
Câu 10: A → Nguyễn Bính thuộc thế hệ các nhà thơ của trào lưu văn học lãng mạn