image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu bài thơ Trường Tôi của Tố Hữu (trắc nghiệm)

icon-time24/10/2023

Cuộc sống của người dân trước khi dành được độc lập rất khó khăn, nhất là trong tình cảnh nạn mù chữ ngày một lan rộng, người dân thiếu kiến thức, không biết viết chữ nghiêm trọng. Thế nên người xưa đã thành lập các lớp học để xóa nạn mù chữ. Cùng Topbee đến với bài đọc hiểu bài thơ Trường Tôi của Tố Hữu (trắc nghiệm) để thấy rõ hơn nhé!

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Trường Tôi

Trường tôi kiểu cách gì đâu?
Không ham mái ngói, chẳng cầu tường vôi:
Nhà tranh vách đất đủ rồi
Đình quang điếm chật, được ngồi là hay!
Trường tôi vui giữa luống cày
Bến sông, bãi chợ, bóng cây, lưng đồi
Trường tôi vui giữa biển khơi
Chữ reo mặt sóng, chữ ngời ghe câu
Trường tôi vui giữa rừng sâu
Chữ theo đuốc lửa, đêm thâu tiếng người.
Lại đây, ơi bạn mình ơi!
Trường tôi vang giọng rộn lời nước non
Ta nghèo, không mực thì son
Bút tre phấn gạch, bà con tạm dùng.
Nghiêng đầu trên tấm bảng chung
Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh
Này em, này chị, này anh
Chen vai mà học, rách lành sao đâu!
I tờ mớm chữ cho nhau…

(Trường tôi – Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Giáo dục, 2005)

Đọc hiểu bài thơ Trường Tôi của Tố Hữu (trắc nghiệm)

Câu hỏi đọc hiểu 

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát      

B. Tự do  

C. Bảy chữ      

D. Tám chữ

Câu 2. Những đối tượng nào trong lớp học ở Trường tôi được tác giả nhắc đến? 

A. Em, chị, anh     

B. Cha, mẹ, em

C. Cô, chú, bác     

D. Em, ông, bà

Câu 3. Hình ảnh Trường tôi được miêu tả qua cụm từ nào? 

A. Nhà tranh vách đất     

B. Mái ngói, tường vôi

C. Dãy nhà cao tầng       

D. Dãy nhà ngói đỏ

Câu 4. Dụng cụ học tập của lớp học Trường tôi là: 

A. bút tre, phấn gạch     

B. bút tre, phấn trắng

C. bút lông, phấn trắng    

D. bút bi, phấn gạch

Câu 5. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ:

Trường tôi vui giữa luống cày
Bến sông, bãi chợ, bóng cây, lưng đồi

A. Liệt kê, nhân hoá     

B. Phép điệp, liệt kê  

C. So sánh, đối lập     

D. Phóng đại, liệt kê

Câu 6. Dòng nào sau đây thể hiện rõ ý nghĩa hai câu thơ?

 Nghiêng đầu trên tấm bảng chung
Phơ phơ tóc bạc, bạn cùng tóc xanh

A. Những người ở độ tuổi khác nhau cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập

B. Những người già và những người trẻ cùng học chung một lớp

C. Những người ở độ tuổi khác nhau cùng có chung sở thích, chí hướng

D. Những người miền xuôi và miền núi cùng chia sẻ những kỉ niệm vui buồn

Câu 7. Cuộc sống của người dân nông thôn được tác giả khắc hoạ trong Trường tôi là:

A. khó khăn, nghèo khổ nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan 

B. khó khăn, nghèo khổ và lo âu trăm bề

C. vui tươi, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc

D. vô tư, không bận tâm, lo lắng điều gì

Câu 8. Nhận xét nào sau đây phù hợp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Trường tôi? 

A. Từ ngữ đơn giản, gần gũi để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của người dân nông thôn và học sinh trong lớp học

B. Từ ngữ trau chuốt, hình ảnh sinh động để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của người dân nông thôn và học sinh trong lớp học

C. Từ ngữ đặc sắc, hình ảnh lãng mạn để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của người dân nông thôn và học sinh trong lớp học

D. Từ ngữ bình dị, gần gũi để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của người dân nơi phố thị và học sinh trong lớp học

Câu 9. Bài thơ Trường tôi gợi nhắc về lớp học nào trong quá khứ? 

A. Bình dân học vụ      

B. Phổ cập kiến thức

C. Ôn thi tốt nghiệp     

D. Phụ đạo học sinh yếu

Câu 10. Qua bài thơ Trường tôi, tác giả muốn truyền tải đến chúng ta thông điệp gì?

A. Dù điều kiện học tập khó khăn nhưng với tinh thần học hỏi, chia sẻ và giúp đỡ nhau, học sinh vẫn có thể học tập tốt và phát triển bản thân

B. Cần học tập trong hoàn cảnh phù hợp để nâng cao kiến thức, mở rộng vốn sống và phát triển cho bản thân mỗi người

C. Quá trình học tập rất lâu dài, cần học tập nghiêm túc và điều kiện học tập tốt nhất để tạo cơ hội phát triển bản thân

D. Sự học không bao giờ giới hạn, hãy chuẩn bị thật tốt cả về vật chất lẫn tinh thần để học nữa, học mãi


Trả lời câu hỏi

Câu 1: A → Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát 

Câu 2: A → Những đối tượng  trong lớp học ở Trường tôi được tác giả nhắc đến: em, chị, anh

Câu 3: B → Hình ảnh Trường tôi được miêu tả qua cụm từ mái ngói, tường vôi

Câu 4: A → Dụng cụ học tập của lớp học Trường tôi là bút tre, phấn gạch

Câu 5: A → Những biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa và liệt kê 

=> Nhân hóa Trường tôi “vui”: ngôi trường không thể có cảm xúc, biểu cảm

=> Liệt kê “Bến sông, bãi chợ, bóng cây, lưng đồi”: quang cảnh xung quanh ngôi trường

Câu 6: B → Những người già và những người trẻ cùng học chung một lớp thể hiện rõ ý nghĩa hai câu thơ

Câu 7: A → Cuộc sống của người dân nông thôn được tác giả khắc hoạ trong Trường tôi: Khó khăn, nghèo khổ nhưng vẫn vui vẻ, lạc quan cùng nhau đi học những con chữ, số

Câu 8: A → nhận xét phù hợp về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Trường tôi: Từ ngữ đơn giản, gần gũi để tạo nên một bức tranh sống động về cuộc sống của người dân nông thôn và học sinh trong lớp học

Câu 9: A → Bài thơ Trường tôi gợi nhắc về lớp học nào trong quá khứ bình dân học vụ

Câu 10: A → Qua bài thơ Trường tôi, tác giả muốn truyền tải đến chúng ta thông điệp dù điều kiện học tập khó khăn nhưng với tinh thần học hỏi, chia sẻ và giúp đỡ nhau, học sinh vẫn có thể học tập tốt và phát triển bản thân

 


 

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question