image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?

icon-time16/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?: Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy? Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Định nghĩa

Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi (tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi vào vờ, sóng thần có sức tàn phá rất ghê gớm.

Không như nhiều người tưởng, sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến vào đất liền mà người ta có thể mục kích và nghe được âm thanh của nó từ ngoài khơi xa. Ngay cả khi ngồi trên thuyền ngoài khơi, bạn cũng không thể biết khi nào sóng thần bắt đầu xuất hiện. […]. Do đó, bạn khó có thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần. Có thể vì thế mà trong phút chốc, cơn sóng thần do trận động đất mạnh ở Ấn Độ Dương gây ra ngày 26/12/2004 đã lấy đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở hơn chục quốc gia.

Cơ chế hình thành sóng thần

Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ… Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. Do vậy, người ta không thể thấy dấu hiệu rõ ràng của sóng thần. Nói cách khác, sóng thần không phải là sự di chuyển của bề mặt sóng mà là toàn bộ khối nước. Sóng thần chỉ thật sự hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt kinh hoàng khi nó đến gần bờ. Ở vùng nước nông, một con sóng thần khổng lồ có thể cao đến 30 m hoặc hơn (ngọn sóng thần tấn công vịnh Li-tu-y-a (Lituya), A-lát-xca (Alaska) vào năm 1958 cao đến 525 m).

(Trích SGK Văn 8 CTST trang 33-36)

Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?

Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?

Câu 1: Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?

Câu 2: Chỉ ra cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a, Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa ... A-lát-xca vào năm 1958 cao đến 525 m.

b, Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do động đất .... trong khu vực " vòng đai lửa châu Á - Thái Bình Dương".

c, Những người trên bờ biển khó biết sóng thần sắp tiến về phía mình .... đến vùng cao hơn để trú ẩn trước khi sóng thần đến.

Câu 3: Tìm thông tin cơ bản của đoạn văn: " Sóng thần đã được nhắc đến .... Ngày 17/7/1998, sóng thần làm hơn 2 100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê". Thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng những chi tiết nào? Xác định vai trò của của những chi tiết ấy trong đoạn văn.

Câu 4: Văn bản sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nào? Nhận xét về hiệu quả biểu đạt của chúng trong văn bản.

Câu 5: Sau khi đọc văn bản, em hiểu thêm điều gì về sóng thần?

Câu 6: Dựa trên những hiểu biết của em về sóng thần, thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Mục đích của văn bản trên là chỉ ra các dấu hiệu, đặc điểm của sóng thần để giúp người đọc có thể hiểu và nắm bắt các thông tin để bảo vệ bản thân (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần).

- Đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy là: Văn bản chia bố cục rõ từng đoạn theo các ý chính:

+ Định nghĩa

+ Cơ chế hình thành sóng thần

+ Nguyên nhân

+ Dấu hiệu sắp có sóng thần

+ Các thảm họa sóng thần trong lịch sử

Câu 2: 

Cách trình bày thông tin và căn cứ xác định của một số đoạn văn sau:

a.

- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Do vậy”, “Nói cách khác”.

b.

- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- Căn cứ: vào một số từ ngữ “Ngoài ra”.

c.

- Cách trình bày thông tin: theo cấu trúc so sánh và đối chiếu

- Căn cứ: vào một số từ ngữ “hoặc”, “do vậy”.

Câu 3: 

- Thông tin cơ bản của đoạn văn trên là: Sóng thần đã được nhắc đến từ thời thượng cổ.

- Những chi tiết này có vai trò quan trọng, nó phản ảnh chân thực, rõ nét thông tin cũng như sức tàn phá mà mỗi trận sóng thần gây ra.

Câu 4: 

- Văn bản sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Hiệu quả:

+ Việc sử phương tiện ngôn ngữ: truyền tải ý, thông tin, ý mà tác giả muốn biểu đạt.

+ Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình ảnh trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Giúp cho đoạn văn miêu tả rõ nét và người đọc dễ hình dung hơn về cách hình thành, hậu quả tàn phá của sóng thần.

Câu 5: 

Sau khi đọc văn bản, em hiểu rõ hơn về cơ chế hình thành sóng thần và các nguyên nhân gây ra các thảm họa sóng thần. Qua đó, em cũng hiểu rõ hơn về hậu quả và sức tàn phá mà các đợt sóng thần gây ra cho nhân loại.

Câu 6: 

Thiết kế áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần:

Mẫu số 1

Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?

Mẫu số 2

Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần?

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Bạn đã biết gì về sóng thần? Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question