image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương

icon-time12/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung văn bản Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

 (Hồ Xuân Hương)


Đề Đọc hiểu Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương ( Trắc nghiệm )

Câu 1. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng đặc điểm bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương?

A. Bài thơ được viết bằng chữ Quốc ngữ theo thể thơ thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Đáp án: D. Bài thơ được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Giải thích: Dựa vào khái niệm, đặc trưng của thể thơ, truyện thơ Nôm

+ Truyện thơ Nôm hay Truyện Nôm thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm để kể chuyện (trần thuật). Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh về hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ Nôm là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa)

+ Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối: on

Câu 2. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp tâm hồn.

B. Vẻ đẹp hình thể.

C. Vẻ đẹp và số phận long đong.

D. Số phận bất hạnh.

Đáp án: C. Vẻ đẹp và số phận long đong.

Giải thích: 

- Thể hiện qua một số chi tiết: 

+ Thành ngữ Bảy nổi ba chìm

+ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Câu 3. Trong nghĩa thứ nhất của bài thơ Bánh trôi nước, chiếc bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

A. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.

B. Chiếc bánh được nhào nặn, bên trong chứa nhân, bánh có màu đỏ và nổi trên mặt nước khi luộc

C. Chiếc bánh có hình vuông, màu trắng và bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.

D. Chiếc bánh được làm từ bột gạo, có hình ống với nhiều màu sắc khác nhau.

Đáp án: A. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi.

Câu 4. Nhận xét nào đúng khi nói về những đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ Bánh trôi nước

A. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.

B. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.

C. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.

D. Bài thơ đã miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.

Đáp án: A. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.

Giải thích: Câu thơ đầu nhà thơ nói vê hình ảnh bánh trôi mang nghĩa tả thực. Chiếc bánh được làm từ bột nếp, nhào nặn thành viên tròn, màu trắng, bên trong chứa nhân, khi cho vào nước thì vừa chìm vừa nổi. 

Ba câu thơ tiếp theo, bánh trôi là hình ẩn dụ cho số phận người phụ nữ, đó là số phận long đong chìm nổi của phụ nữ.

Đọc hiểu Bánh trôi nước

Trả lời Đọc hiểu Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương ( Tự luận )

Câu 5: Ở nghĩa thứ hai (lớp nghĩa hàm ẩn) trong bài thơ Bánh trôi nước, hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như thế nào?

- Hình ảnh người phụ nữ đươc miêu tả: Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

+ Số phận long đong, chìm nổi không biết đi về đâu.

Câu 6: Em hãy nêu nhận xét về ngôn ngữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

- Ngôn ngữ trong bài thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường

Câu 7: Nêu chủ đề của bài thơ Bánh trôi nước, từ đó kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) có chung chủ đề ấy.

- Chủ đề: Thân phận của người phụ nữ trong xã hội

- Tác phẩm chung chủ đề:

+ Thương vợ - Trần Tế Xương

+ Lấy chồng chung - Hồ Xuân Hương

+ Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn

+ Truyện Kiều - Nguyễn Du

Câu 8: Qua bài thơ Bánh trôi nước, em có cảm nghĩ gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ?

- Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ:

+ Họ là những con người tài sắc vẹn toàn, mà lại phải chịu kiếp sống long đong.

+ Họ bị phụ thuộc vào người khác, không được tự mình quyết định. 

 + Họ có một tấm lòng thuỷ chung son sắt.

Ngọc Hương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question