16 câu hỏi trích trong 3 bộ đề Đọc hiểu Bí ẩn của làn nước | Thi giữa kì lớp 11, 12
Bộ 3 đề đọc hiểu Bí ẩn làn nước của Bảo Ninh được trích trong tuyển tập đề thi giữa kì lớp 11 và lớp 12 chương trình mới.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi sau:
Bí ẩn của làn nước
Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi.
Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.
Từ trên điển canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thủy đuổi bén gót. Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái thì vừa đợt dâng nước thứ hai. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vương vào thân đa trước đình làng.
Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.
- Con trai... con trai mà... yên tâm, con trai... Để yên em ẵm, anh vụng lắm...
Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.
Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên:
- Cứu mẹ con tôi mấy... cứu mấy... con gái tôi...
Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước trôi đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi "ối" kêu một tiếng thảng thốt, và "ùm", con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm.
* Bảo Ninh sinh năm 1952, tên thật là Hoàng Ấu Phương, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh (nay thuộc thành phố Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Ông từng chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên. Từ 1976 – 1981, ông học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ 1984 – 1986, ông học khoá 2 Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.
Đọc hiểu văn bản Bí ẩn của làn nước - Đề thi giữa kì lớp 11
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì ?
Câu 2: Văn bản để cập đến đề tài gì?
Câu 3: Điểm nhìn của văn bản Bí mật của làn nước từ?
Câu 4: Lý do làng bị chìm trong biển lụt là gì?
Câu 5: Vì sao khi nhìn thấy đứa con nhân vật tôi lại kêu thất thanh?
Câu 6: Điều bí mật mà nhân vật tôi để cập đến ở cuối văn bản là gì?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại văn xuôi -> Tác giả dùng phương thức biểu đạt tự sự, kể lại một câu chuyện nên thuộc thể loại văn xuôi
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến sự mất mát, buồn bã và bất lực của con người trong tình cảnh chiến tranh, bom đạn.
Câu 3: Điểm nhìn của văn bản Bí mật của làn nước từ dưới lên trên.
Câu 4: Lý do làng bị chìm trong biển lụt là vì một loạt bom Mỹ phá tan vệt canh giữ đê của ngôi làng -> Trong văn bản tác giả có miêu tả “Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi… bung đê tràn ngang vào đồng ruộng”
Câu 5: Nhân vật “tôi” kêu thất thanh khi nhìn thấy đứa con của mình vì đó là tình cảm thiêng liêng của gia đình, tình cảm da diết, cảm động mà người cha dành cho con của mình.
Đọc hiểu văn bản Bí ẩn của làn nước - Đề thi giữa kì lớp 11
Câu 1: Theo anh chị tại sao nhân vật tôi không nói ra điều bí mật ?
Câu 2: Vì sao niềm đau của nhân vật tôi là niềm đau không thể nói thành lời?
Câu 3: Từ nội dung câu chuyện chiến tranh đi qua để lại những nỗi đâu gì cho con người?
Câu 4: Qua văn bản anh chị rút ra được bài học gì cho bản thân
Câu 5: Anh chị viết đoạn văn phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm trên
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1: Nhân vật tôi không nói ra điều bí mật vì con của nhân vật “tôi” là đứa con của thần nước
Câu 2: Niềm đau của nhân vật tôi không nói thành lời vì vợ của anh bị mất trong trong lũ lụt và anh đã không thể cứu được người vợ của mình
Câu 3: Từ nội dung trên, chiến tranh đã để lại cho mỗi con người sự mất mát, buồn bã, bất lực, đó chính là sự mất mát đi người thân.
Câu 4: Qua văn bản, em rút ra được bài học cho bản thân rằng cuộc sống luôn có những chuyển biến bất ngờ, vì vậy ta cần phải luôn vững vàng, sẵn sàng đối mặt với nó, kiên trì và không từ bỏ.
Câu 5: Câu truyện trên được tác giả Bảo Ninh chắp bút viết nên với chủ đề vô cùng quen thuộc, nhưng lại vô cùng mới lạ, đó là sự mất mát của con người khi chiến tranh qua đi. Tác giả đã dùng những từ ngữ đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi tả, và điểm nhìn đặc biệt từ dưới lên trên đã khiến người đọc không khỏi cảm động và rút ra những thông điệp ý nghĩa cho riêng mình.
Đọc hiểu văn bản Bí ẩn của làn nước - Đề thi giữa kì lớp 12
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện xác định tình huống thử thách đối với nhân vật “tôi” và ý nghĩa của tình huống ấy (1đ)
Câu 2. Nhân vật “tôi” là người thế nào? Em có đồng ý với nhân vật “tôi” để “điều bí mật kia không ai hay… chỉ có dòng sông biết” không? (1đ)
Câu 3. Xác định điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật trần thuật trong văn bản Bí ẩn của làn nước. Việc sử dụng điểm nhìn, nghệ thuật trần thuật ấy có ý nghĩa như thế nào đối với việc truyền tải nội dung của văn bản? (1đ)
Câu 4. Bí ẩn của làn nước là gì? Em hãy xác định cảm hứng và thông điệp của văn bản bằng đoạn văn dài từ 7- 10 dòng (1đ)
Câu 5. Truyện ngắn Bí ẩn của làn nước có ý nghĩa như thế nào với đời sống hôm nay? Tác phẩm tác động tới nhận thức và cảm xúc của em như thế nào? (trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ) (2đ)
Trả lời câu hỏi
Câu 1
- Tóm tắt: “Tôi” nhớ lại đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mĩ phá
tan vệt đê, “tôi” hộ đê, vợ vừa sinh con trai, lũ cuốn nhà, cả nhà mắc lại trên cành đa cùng nhiều người trong đêm. Đúng lúc có người kêu cứu mẹ con tôi với, “tôi” với tay thì cành gãy, cả vợ con rơi xuống nước. “Tôi” lao vào dòng nước nhưng chỉ cứu được đứa bé gái. Ai cũng tưởng rằng “tôi” cứu được con. Tôi nuôi bé gái khôn lớn và ôm nỗi đau cùng bí mật chỉ dòng nước biết.
* Tình huống thử thách bất thường nằm ở đoạn số 2: người kêu, cành cây gãy, vợ con rơi xuống nước, “tôi” lao vào dòng nước nhưng chỉ cứu được đứa bé gái
(con người kêu cứu). Ai cũng tưởng rằng “tôi” cứu được con.
+ Tình huống, khoảnh khắc gay cấn, căng thẳng, sự đe doạ dồn dập... tính mạng người khó bảo toàn.
+ Tình huống phản ánh được hiện thực cuộc sống khó khăn: Chiến tranh và thiên tại.
+ Con người không thể toan tính buộc phải hành động gấp,... Bối cảnh buộc mỗi con người bộc bộ nhân cách, bản tính của mình.
Câu 2
- Về nhân vật “tôi”: Học sinh dựa vào gợi ý sau và bổ sung dẫn chứng
+ Là người trải qua nhiều đau thương, mất mát, sống sâu sắc.
+ Là người trách nhiệm với vợ con, với xã hội.
+ Là người giàu yêu thương, nhân ái.
- Về việc giữ bí mật: Học sinh tự nêu ý kiến cá nhân (chú ý đến giả định nếu công khai/ không công khai bí mật điều gì sẽ xảy ra).
Câu 3
- Điểm nhìn: Thuật kể từ điểm nhìn của nhân vật “tôi” (phối hợp điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong); điểm nhìn thuật trần thuật phù hợp để truyền tải nội dung của văn bản: những sự việc xảy ra với gia đình nhân vật “tôi” trong quá khứ nay đã thành nỗi đau không thể nguôi quên.
→ Nghệ thuật trần thuật từ người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn từ bên trong (suy ngẫm đoạn đầu và cuối) đã giúp độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, khiến tác phẩm trở nên chân thực, giàu chất trữ tình.
- Nhịp điệu trần thuật:
+ Đoạn số 2: sự việc, chi tiết diễn ra nhanh, gấp gáp, nhịp câu ngắn để diễn tả tình thế hiểm nguy, kịch tính của cuộc sống;
+ Đoạn 1, 3 sử dụng điểm nhìn từ bên trong, nhịp điệu chậm để diễn tả nỗi đau, những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc từ tấm lòng nhân ái của nhân vật “tôi”
Câu 4
- Bí ẩn của làn nước: Vợ nhân vật “tôi” sinh con trai nhưng đứa bé anh cứu sống là con gái. Điều mọi người không biết là: vợ anh sinh con trai và ngay trước khi cành đa gãy có một người mẹ kêu: “cứu con tôi với!”. “Tôi” mất cả vợ con trong cơn lũ dữ.
- Cảm hứng: hiện thực; cảm thương
- Thông điệp
+ Trong những tình huống nguy nan, ranh giới sống chết chỉ như sợi tóc
con người vẫn có thể sống yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, thậm chí hi sinh cả sinh mạng cho người khác, cao thượng, nhân hậu.
+ Trong cuộc sống vô tận, thời gian có thể xoá nhoà đi nhiều thứ song có những nỗi đau, mất mát còn đọng mãi, không thể nguôi yên hành động cao cả, tình thương và đức hi sinh đôi khi khiến người ta vẫn phải chịu ám ảnh, xót xa.
Câu 5
Học sinh viết đoạn đảm bảo độ dài và hướng vào các nội dung chính sau:
- Truyện ngắn Bí ẩn của làn nước có ý nghĩa:
+ Đề cập đến hiện thực – tình huống bất thường của cuộc sống – thiên tai lũ lụt) xảy ra hằng năm trên khắp đất nước ta và thế giới.
+ Sự mất mát, nỗi đau và tình người trong hoạn nạn.
- Tác động đến nhận thức, cảm xúc: Học sinh tự làm (Gợi ý: nhận thức cuộc sống luôn có biến động bất thường (thiên tai, tai nạn,...); Cảm xúc: đau xót, cảm thông, trân trọng cách ứng xử của nhân vật “tôi”).