image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Cải ơi: Đoàn ca múa nhạc giải tán

icon-time3/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Cải ơi: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức kể truyện kể. Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Cải ơi

Đoàn ca múa nhạc giải tán, thằng Quách Phú Thàn dẫn ông già Năm Nhỏ về ngã ba Sương, Thàn có nhỏ bồ mới quen bán quán ở đó. Con nhỏ tên Diễm Thương nghe hay, mà khuôn mặt cũng hay, không đẹp nhưng bình thản, lạnh trơ, vui buồn không ra, đố ai biết nó nghĩ gì. Nó hất mái tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ tre, nhìn hai người, cười héo hắt, “Ăn bám mà kéo theo cả bầy”. Thàn cười hề hề, bảo “Ông Năm, bạn anh. Dễ thương lắm”…

(Nguyễn Ngọc Tư, trích SGK Văn 11 KNTT)

Đọc hiểu Cải ơi

Đọc hiểu Cải ơi 

Câu 1: So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức kể truyện kể. 

Câu 2: Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

Câu 3: Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật). 

Câu 4: Chú ý đến sự cộng hưởng giữa những lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện. 


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể:

- Giống nhau: các sự kiện đều góp phần làm nổi bật nội dung chính của tác phẩm. 

- Khác nhau:

+ Các sự kiện trong truyện diễn ra không theo một trình tự mà hỗn loạn, lúc là ở quê, lúc ở đoàn ca múa nhạc, lại nhớ về quê, kể lại hoàn cảnh của Năm nhỏ và sau đó là hành trình tìm Năm nhỏ, nhớ lại quá khứ rồi lại quay về với thực tại. 

+ Các sự kiện trong câu chuyện lại rất hợp lí. Truyện kể về hành trình vất vả đi tìm cô con gái của ông Năm nhỏ bỏ nhà đi từ nhỏ, sau một lần làm mất cặp trâu vì sợ hãi quá mà bỏ trốn. Ông bị dân làng đồn đại là không phải ba ruột nên đối xử tàn ác với con bé và có người còn nghĩ là ông giết chết con bé. Và sau 12 năm vất vả tìm kiếm, ông cũng tìm thấy con gái.

→ Cách tổ chức kể chuyện phá vỡ trật tự của câu chuyện như vậy đã tạo nên một nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm. Không theo một quy luật thông thường, diễn biến của truyện khi ở hiện tại, khi ở quá khứ càng làm nổi bật lên nỗi mong mỏi, đau đáu của một người cha già yêu con hết lòng, hết dạ với khao khát cháy bỏng có thể tìm được đứa con gái yêu quý của mình. 

Câu 2: 

Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: 

- Ngôi kể: ngôi kể thứ ba 

- Quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật: người viết đặt hoàn cảnh của mình vào từng nhân vật mỗi khi bắt đầu kể về sự kiện nào đó. Từ đó, không chỉ khơi gợi được sự đồng cảm nơi người đọc mà mạch truyện cũng trở lên đặc sắc, nhân vật cũng trở lên sống động hơn.

Câu 3: 

Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm: 

Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác giả đã hoàn mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. 

Câu 4:

Lời cộng hưởng giữa người kể chuyện và nhân vật được đan xen nhau xuyên suốt toàn câu chuyện:

- Cảnh Diễm Thương giả diễn làm cái Cải: Một đêm Diễm Thương bước ra, thảng thốt gọi “Ba!”. Ông già đứng im sững, ngơ ngác giây lát, môi run lập bập hỏi Cải phải hôn con…không nhớ mặt con gái mình?

- Đăng tin trên truyền hình nó đắt đỏ, mà lần nào lại phòng quảng cáo ông cũng phải đôi co, đòi hỏi đọc theo ý mình, trong đó có đoạn, “Con không về ba nhớ đã đành… mà muốn nói gì cũng được.

- Ông già Năm Nhỏ thấy thằng Thàn xuống nước mắt. Ừ tối nay, ông cũng thấy mình hoang mang buồn bã rời, như sắp đến cuối đường rồi

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Cải ơi. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question