Đọc hiểu Chiến thắng Mtao gru (Trắc nghiệm)
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Chiến thắng Mtao gru (Trắc nghiệm)

icon-time3/10/2023

Chiến thắng Mtao Grư thuộc phần giữa của tác phẩm, là một phần câu chuyện rất hay và thú vị. Hãy cùng Topbee trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Chiến thắng Mtao gru (Trắc nghiệm) để hiểu rõ hơn về câu chuyện này nhé!

CHIẾN THẮNG MTAO GRU

(Trích “Đăm Săn”)

Họ đến giếng làng, rồi đến bờ rào làng Mtao Grư. Trước mặt họ là một bờ rào tre một lớp hai lớp. Một bờ rào lồ ô một hàng hai hàng. Cổng làng trồng hai hàng cột lớn. Họ áp sát bờ rào làng, ẩy cổng làng. Từ trong làng vọng ra tiếng ching khơk và hliang, nghe ì à, ì ọp như tiếng ếch kêu dưới nước. Rõ ràng đây là một tay tù trưởng giàu mạnh. Một tù trưởng giàu mạnh đầu bịt khăn nhiễu, vai nải hoa thật. 

ĐĂM SĂN: Ơ diêng! Ơ diêng! Mở cổng! Trời nắng to mặt ta đang bị chói nắng đây này.

MTAO GRƯ: Ở các con! ở các con! Ra xem có chuyện gì ngoài ấy? Tiếng gì như tiếng gà cục tác, tiếng trẻ nhà ai đang khóc, hay tiếng đe chí chát của gã thợ rèn ở ngoài kia? Ra xem, nếu thấy người nhát thì hẵng mở cổng. Nếu thấy người dữ thì chôn cổng lại cho chắc. Nện cổng lại cho thật chặt, nghe!

ĐĂM SĂN: Ơ Y Suh, ơ Y Sah, hãy lấy những chiếc búa ăn rừng bén nhất san bằng cái bờ rào này đi nào. Hãy chặt ở dưới, bổ ở trên, phá tan cái rào, cái cổng làng này đi nào. Người của Đăm Săn đông như bầy catong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Họ đến bãi ngoài làng, tiến sát bờ rào làng.

ĐĂM SĂN: Ơ diêng, ơ diêng xuống đây! Chúng ta đấu nhau chơi.

MTAO GRƯ: Ơ diêng, ơ diêng! Mời diêng lên nhà, ta muốn làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu.

ĐĂM SĂN: Diêng còn muốn cúng trâu cầu phúc cho ta à? Há chẳng phải vợ ta diêng đã cướp, đùi ta diêng đã chặt, ruột gan ta riêng đã moi ra rồi sao? (nói với tôi tớ) Ơ các con! Bớ các con! Lấy cái sàn sân nhà này đem bổ đôi ra cho ta. Lấy cái cầu thang nhà này đem chẻ ra kéo lửa, hun cái nhà này cho ta xem nào.

MTAO GRƯ: Ấy khoan! diêng! Khoan! Để ta xuống. Không được đâm ta khi ta đang xuống đó nghe.

ĐĂM SĂN: Sao lại đâm diêng khi diêng đang xuống? Diêng xem, cả con lợn của diêng ở trong chuồng, nào ta có thèm đâm đâu.

MTAO GRƯ: Ơ diêng, ơ diêng! Không được đâm ta khi ta đang đi đó nghe.

ĐĂM SĂN: Sao ta lại đam diêng khi diêng đang đi? Diêng xem, cả con trâu của diêng ở trong chuồng, nào ta có thèm đâm đầu.

Thế là Mtao Grư phải xuống.

ĐĂM SĂN: Ở diêng! Khiên đạo của diêng là khiên đao gì vậy?

MTAO GRƯ: Khiên thần, đạo thần. Khiên đạo dính đầy những oan hồn, khiên đao chỉ nhằm đùi bọn tù trưởng nhà giàu. Ở diêng, còn khiên đạo của diêng là gì vậy?

ĐĂM SĂN: Khiên đao kêu lạch xạch, khiên đao bị mọt ăn, không biết còn vững nay không còn vững. Ơ diêng người hãy múa trước đi.

Mtao Grư rung khiên múa. Hắn múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. 

ĐĂM SĂN: Diêng múa một mình, diêng múa chơi đó phải không diêng?

MTAO GRƯ: Bớ diêng, đến lượt diêng múa đi.

Đăm Săn rung khiên múa. Chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Chàng múa chạy nước kiệu, ba lớp núi liền rạn nứt, ba đổi tranh liền bật rễ tung bay. Chàng chạy vun vút một mình không ai theo kịp. Còn Mtao Grư bước thấp bước cao, chạy trốn mũi giáo thần, mũi giáo dính đẫy những oan hồn của Đăm Săn. Hắn nhằm đòi Đăm Săn phóng cây giáo của hắn tới, nhưng chỉ trúng một con lợn thiến.

ĐĂM SĂN: Sao diêng lại đâm con lợn thiến? Còn đùi ta diêng dành làm gì? Đây, diêng hãy xem ta. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của Đăm Săn nhằm đùi kẻ thù phóng tới, đâm vừa trúng đích.

ĐĂM SĂN: Đùi diêng sao lại đỏ thế kia, ơ diêng?

MTAO GRƯ: Cái viền chăn của vợ hai chúng ta ở nhà đó.

Mtao Grư khập khiễng như gà gẫy cánh, lảo đảo như gà gẫy chân, vừa chạy vừa kêu oái oái ở bãi tây. Hắn tránh quanh chuồng lợn, Đăm Săn phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh vườn cam, Đăm Săn phá nát vườn cam. Ba lần hắn chạy trốn về phía đông, ba lần hắn chạy trốn về phía tây, vướng hết thừng trâu đến chão voi. Cuối cùng không chạy được nữa, hắn ngã lăn quay ra đất. Đăm Săn nhảy tới giẫm lên chém đùi hắn.

MTAO GRƯ: Khoan, diêng. Hãy khoan, diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu.

ĐĂM SĂN: Sao lại khoan? Chân ngươi đã đứt, đùi ngươi đã gãy. Máu ngươi đã chảy lênh láng khắp xóm làng. Đầu ngươi ta sẽ vứt trong rừng tranh. Hàm người ta sẽ bêu ngoài sân cỏ, cho kiến đen kiến đỏ chúng bầu. Người to gan lớn mật. Dám coi mình cao hơn cả non xanh. Vợ ta ngươi cướp, đùi ta ngươi chém, ruột gan ta ngươi moi. Khắp người Ê-đê trên cao, người Bih, người Mnông dưới thấp, khắp tây đông không có một ai như ngươi cả. (nói với tôi tớ) Ơ các con, ơ các con. Cái đầu hắn các con đem bêu ngoài cổng làng. Cái hàm hắn các con đem móc ngoài bãi cỏ, cho kiến đen kiến đỏ chúng bầu. (nói với dân làng Mtao Grư) Hỡi nghìn chim sẻ, hỡi vạn chim ngói. Hỡi tất cả tôi tớ có ở đây, các người có đi với ta không?

(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Milan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)

Chú thích: 

Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đề. Sử thi Đăm Săn thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, hát, vừa sử dụng nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài, trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn. Nghe kể khan Đăm Săn là một truyền thống văn hoá của người Ê-đê. Sau khi đã chiến thắng Mtao Grự, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu mạnh, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi. Sau những ngày ăn mừng chiến thắng, Đăm Săn đã kêu gọi cả dân làng trồng giống lúa mới và bắt đầu tìm kiếm muông thú, hải sản để phát triển cuộc sống. 

Tóm tắt đoạn trích: Chiến thắng Mtao Grư thuộc phần giữa của tác phẩm: Sau khi kết duyên cùng hai chị em tù trưởng là Hơ Nhị và Hơ Bhi, Đăm Săn trở thành tù trưởng giàu có, nổi tiếng. Các thủ lĩnh (Mtao Grư và Mtao Mxay) đã lừa khi Đăm Săn cùng nô lệ lên nương, xuống sông lao động sản xuất, kéo người đến cướp phá buôn làng và bắt Hơ Nhị đi làm thuê, làm vợ. Cả hai lần Đăm Săn đều đánh trả và chiến thắng, vừa cứu được vợ, vừa sát nhập được đất đai, của cải của giặc, làm cho danh tiếng của chàng ngày càng nổi tiếng, bộ tộc ngày càng giàu có, đông đúc... Sau đó Đăm Săn cùng những người nô lệ sau chiến thắng trở về và ăn mừng, ăn mừng xa hoa.


Đọc hiểu Chiến thắng Mtao gru (Trắc nghiệm)

Đọc hiểu Chiến thắng Mtao gru (Trắc nghiệm)

Câu 1. Không gian sử thi được thể hiện trong đoạn trích qua chi tiết: 

A. Ngôi nhà khang trang của Mtao Gru

B. Cộng đồng dân cư đông đảo của Đăm Săn và Mtao Gru

C. Sự bản lĩnh của Đăm Săn 

D. Sự thách thức của Mtao Gru 

Câu 2. Hành động đầu tiên của Mtao Gru khi Đăm Săn đến nhà là gì? 

A. Sai người nện cổng lại cho thật chặt 

B. Khiêu chiến cùng với Đăm Săn 

C. Cầu phúc cho Đăm Săn một trâu 

D. Lập tức mang khiên và giáo để đâm Đăm Săn 

Câu 3. Đáp lại lời cầu phúc cho Đăm Săn một trâu của Mtao Gru, Đăm Săn đã nói gì? 

A. Sao diêng lại đâm con lợn thiến? Còn đùi ta diêng dành làm gì? Đây, diêng hãy xem ta. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của Đăm Săn nhằm đùi kẻ thù phóng tới, đâm vừa trúng đích.

B. Khiên đao kêu lạch xạch, khiên đao bị mọt ăn, không biết còn vững nay không còn vững. Ơ diêng người hãy múa trước đi.

C. Diêng múa một mình, diêng múa chơi đó phải không diêng?

D. Lấy cái sàn sân nhà này đem bổ đôi ra cho ta. Lấy cái cầu thang nhà này đem chẻ ra kéo lửa, hun cái nhà này cho ta xem nào.

Câu 4. Lời nói của Mtao Gru “Ơ diêng, ơ diêng! Không được đâm ta khi ta đang đi đó nghe.” Cho thấy đây là nhân vật như thế nào? 

A. Cẩn trọng, kĩ tính 

B. Cầu toàn, chắc chắn

C. Hèn nhát, sợ sệt 

D. Thông minh, có tính toán 

Câu 5. Đoạn trích trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? 

A. So sánh, phóng đại             

B. Nhân hóa, so sánh 

C. Ngoa dụ, nhân hóa.

D. Phóng đại, nhân hóa

Câu 6. Anh hùng Đăm Săn được miêu tả trong đoạn trích là người 

A. Trọng danh dự và hiếu chiến

B. Trọng danh dự và có sức mạnh phi thường

C. Người múa khiên giỏi và luôn ra vẻ hơn người khác         

D. Khinh địch và thể hiện sức mạnh cá nhân 

Câu 7. Qua đoạn trích trên, cộng đồng dân cư thể hiện ước mơ gì? 

A. Sự mở mang bờ cõi bộ tộc.

B. Công cuộc chiến tranh để chiếm đất đai của bộ tộc

C. Niềm tin vào danh dự, sức mạnh và sự hiếu chiến của cộng đồng trong công cuộc đi chinh phục các bộ tộc khác 

D. Niềm tin vào danh dự và sức mạnh cộng đồng trong công cuộc đi chinh phục, mở mang bờ cõi

Câu 8. Để khắc họa tư thế và hành động chiến đấu của Đăm Săn, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Chỉ ra và phân tích 

Câu 9. Vì sao Đăm Săn sử dụng cây giáo thần – dính đầy oan hồn của mình để chiến đấu với Mtao Gru? 

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 - 10 câu) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về thái độ và tình cảm của tác giả dân gian với người anh hùng Đăm Săn. 


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. Không gian sử thi được thể hiện trong đoạn trích qua chi tiết: 

A. Ngôi nhà khang trang của Mtao Gru

B. Cộng đồng dân cư đông đảo của Đăm Săn và Mtao Gru

C. Sự bản lĩnh của Đăm Săn 

D. Sự thách thức của Mtao Gru 

Giải thích:

Không gian sử thi được thể hiện qua chi tiết: “Họ đến giếng làng, rồi đến bờ rào làng Mtao Grư. Trước mặt họ là một bờ rào tre một lớp hai lớp…”

Câu 2. Hành động đầu tiên của Mtao Gru khi Đăm Săn đến nhà là gì? 

A. Sai người nện cổng lại cho thật chặt 

B. Khiêu chiến cùng với Đăm Săn 

C. Cầu phúc cho Đăm Săn một trâu 

D. Lập tức mang khiên và giáo để đâm Đăm Săn 

Giải thích:

Khi nghe thấy tiếng Đăm Săn gọi mở cổng, Mtao Gru đã nói: Ở các con! ở các con! Ra xem có chuyện gì ngoài ấy? Tiếng gì như tiếng gà cục tác, tiếng trẻ nhà ai đang khóc, hay tiếng đe chí chát của gã thợ rèn ở ngoài kia? Ra xem, nếu thấy người nhát thì hẵng mở cổng. Nếu thấy người dữ thì chôn cổng lại cho chắc. Nện cổng lại cho thật chặt, nghe!

Câu 3. Đáp lại lời cầu phúc cho Đăm Săn một trâu của Mtao Gru, Đăm Săn đã nói gì? 

A. Sao diêng lại đâm con lợn thiến? Còn đùi ta diêng dành làm gì? Đây, diêng hãy xem ta. Cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của Đăm Săn nhằm đùi kẻ thù phóng tới, đâm vừa trúng đích.

B. Khiên đao kêu lạch xạch, khiên đao bị mọt ăn, không biết còn vững nay không còn vững. Ơ diêng người hãy múa trước đi.

C. Diêng múa một mình, diêng múa chơi đó phải không diêng?

D. Lấy cái sàn sân nhà này đem bổ đôi ra cho ta. Lấy cái cầu thang nhà này đem chẻ ra kéo lửa, hun cái nhà này cho ta xem nào.

Câu 4. Lời nói của Mtao Gru “Ơ diêng, ơ diêng! Không được đâm ta khi ta đang đi đó nghe.” Cho thấy đây là nhân vật như thế nào? 

A. Cẩn trọng, kĩ tính 

B. Cầu toàn, chắc chắn

C. Hèn nhát, sợ sệt 

D. Thông minh, có tính toán 

Câu 5. Đoạn trích trên đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? 

A. So sánh, phóng đại             

B. Nhân hóa, so sánh 

C. Ngoa dụ, nhân hóa.

D. Phóng đại, nhân hóa

Giải thích:

So sánh: 

+ Người của Đăm Săn đông như bầy catong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối.

Phóng đại:

+ Còn Mtao Grư bước thấp bước cao, chạy trốn mũi giáo thần, mũi giáo dính đẫy những oan hồn của Đăm Săn.

Câu 6. Anh hùng Đăm Săn được miêu tả trong đoạn trích là người: 

A. Trọng danh dự và hiếu chiến

B. Trọng danh dự và có sức mạnh phi thường

C. Người múa khiên giỏi và luôn ra vẻ hơn người khác         

D. Khinh địch và thể hiện sức mạnh cá nhân 

Câu 7. Qua đoạn trích trên, cộng đồng dân cư thể hiện ước mơ gì? 

A. Sự mở mang bờ cõi bộ tộc.

B. Công cuộc chiến tranh để chiếm đất đai của bộ tộc

C. Niềm tin vào danh dự, sức mạnh và sự hiếu chiến của cộng đồng trong công cuộc đi chinh phục các bộ tộc khác 

D. Niềm tin vào danh dự và sức mạnh cộng đồng trong công cuộc đi chinh phục, mở mang bờ cõi

Câu 8. 

Để khắc họa tư thế và hành động chiến đấu của Đăm Săn, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: Phóng đại, tượng trưng (Đăm Săn rung khiên múa. Chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng. Chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Chàng múa chạy nước kiệu, ba lớp núi liền rạn nứt, ba đổi tranh liền bật rễ tung bay).

Tác dụng: Làm cho đoạn trích thêm sinh động hấp dẫn hơn và nhấn mạnh được tư thế chủ động mạnh mẽ, hành động dứt khoát, sức mạnh phi thường của Đăm Săn. 

Câu 9. 

Đăm Săn sử dụng cây giáo thần - dính đầy oan hồn của mình để chiến đấu với Mtao Gru để biểu tượng cho sức mạnh gắn với thần linh.

Câu 10. 

Qua văn bản, chúng ta có thể thấy được niềm tin vào sức mạnh của Đăm Săn, một người anh hùng đại diện cho cả cộng đồng. Qua đó tác giả cũng thể hiện khát khao chinh phục mở mang bờ cõi qua các cuộc chiến đấu với bộ tộc khác.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question