Trả lời 11 câu Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến (Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng)
image hoi dap
image hoi dap

Trả lời 11 câu Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến (Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng)

icon-time6/1/2024

Ta đã biết đến với nhiều tên chợ nổi tiếng như chợ Viềng, hay chợ quê và cũng không thể không thể không nhắc tới chợ Đồng - một phiên chợ của quê hương Tam Nguyên Yên Đổ được hiện lên ngày giáp Tết trong thơ Nguyễn Khuyến. Hãy cùng Topbee trả lời Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến nhé! 

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

CHỢ ĐỒNG

Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng,
Năm nay chợ họp có đông không?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét.
Nếm rượu, tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung.
Dăm ba ngày nữa tin xuân tới. ‘
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.

Nguyễn Khuyến 


Trả lời 4 câu Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến (Tự luận)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: Chỉ ra những hình ảnh về quang cảnh và âm thanh của chợ tết trong bài thơ trên? Những chi tiết đó nói lên điều gì?

Câu 3: Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong văn bản? 

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng một phép tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung. 

Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến

Trả lời câu hỏi đọc hiểu:

Câu 1:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 

Câu 2: 

- Quang cảnh: dở trời mưa bụi hơi rét, hàng quán người về

- Âm thanh: pháo trú, hỏi han

- Chi tiết nói lên rằng bỗng Tết năm nay không có cái ồn ã, náo nhiệt như chợ Tết mọi năm. 

Câu 3: 

Hai từ láy được sử dụng trong văn bản trên là xao xác, lung tung.

Câu 4:

- Biện pháp tu từ Ẩn dụ “nghe xao xác” 

- Tác dụng:

+Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ

+Nhấn mạnh những suy tư, khắc khoải trong tác giả khi chứng kiến cảnh đìu hiu dù đang là Tết đến.


Trả lời 7 câu Đọc hiểu Chợ đồng của Nguyễn Khuyến (Trắc nghiệm)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Song thất lục bát
D. Tự do

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Nghị luận

Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?
A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)
B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)
C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)
D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối.

Câu 4. Ba từ láy được tác giả sử dụng trong bài thơ?
A. Năm nay, chợ họp, mưa bụi.
B. Nếm rượu, hàng quán, xáo xác.
C. Xáo xác, nợ nần, lung tung.
D. Năm nay, nợ nần, lung tung.

Câu 5. Đặc điểm ngôn ngữ trong bài thơ là:
A. Trau chuốt
B. Thuần Nôm.
C. Trang trọng
D. Bình dị, thuần Nôm.

Câu 6. Giọng điệu của bài thơ là:
A.Tự hào.
B. Vui tươi.
C. Phấn khởi.
D. Trầm lặng, đượm một nỗi buồn man mác.

Câu 7. Cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động được tái hiện trong bài thơ như thế nào?
A. Đầy đủ, sung túc.
B. Nhộn nhịp, náo nhiệt.
C. Sung túc, nhộn nhịp.
D. Nghèo túng, cơ hàn, cực nhọc.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Khung cảnh chợ Đồng  được tái hiện như thế nào trong bài thơ?

Khung cảnh chợ Đồng năm nay chỉ có cảnh xơ xác và vắng vẻ xen chút đau thương. Phiên chợ Tết ngày xưa chỉ toàn tiếng cười đùa giờ đây phải thay bằng tiếng thúc giục đòi nợ.

Câu 9. Nhận xét về tâm trạng, cảm xúc của Nguyễn Khuyến thể hiện trong bài thơ.

Tâm trạng thất vọng, chán chường của Nguyễn Khuyến khi chứng kiến nhịp sống của người dân nơi chợ Đồng.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question