image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Con đường mùa đông

icon-time3/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Con đường mùa đông: Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì? Những hình ảnh ("trăng”, cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Con đường mùa đông

Dịch nghĩa

Xuyên qua những lớp sương mù gợn sóng 

Mặt trăng nhô ra,

Nó buồn bã dội ánh sáng

Lên những khoảng trống u buồn.

Trên con đường mùa đông, buồn tẻ 

Xe tam mã lao nhanh, 

Lục lạc đơn điệu

Mệt mỏi rung lên.

Nghe có gì thân thuộc

Trong những khúc ca ngân dài của người xà ích

Lúc là trẩy hội tưng bừng 

Lúc là nỗi buồn tâm tình...

Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen... 

Rừng sâu và tuyết... Ngược chiều tối 

Chỉ những cột sọc chỉ đường

Đơn độc rơi vào tầm mắt.

(Trích Con đường mùa đông, SGK Văn 11 KNTT)

Đọc hiểu Con đường mùa đông

Đọc hiểu Con đường mùa đông

Câu 1. Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?

Câu 2. Những hình ảnh ("trăng”, cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Câu 3. Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?

Câu 4. Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.

Câu 5. Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích", "mái lều, ánh lửa", “Nhi-na có ý nghĩa thế nào đối với hành trình tâm tưởng của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông"?

Câu 6. Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những "con đường mùa đông" trong cuộc đời.

Câu 7. Bạn có nhận xét gì về câu từ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu câu từ này mà bạn biết.


Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. 

Nhan đề Con đường mùa đông gợi cho em những liên tưởng về hình ảnh con đường lạnh lẽo, không khí ảm đạm u buồn, không có người qua lại.

Câu 2. 

Những hình ảnh ("trăng”, cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tắc") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông:

- Những hình ảnh và âm thanh trên mang tới cho độc giả cảm giác buồn bã, u sầu giống như tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng vẫn nhận thấy những sự vật đó như đang  tiếp sức mạnh, mong tác giả cố gắng tìm kiếm niềm vui, đợi ngày mai tươi sáng, ấm áp. 

- Biểu hiện của chúng chính là cột sọc chỉ đường thì chào tác giả, kim đồng hồ đang lắc lư theo từng giât, từng phút đang cố xua đi những điều tẻ nhạt trong lòng tác giả. 

Câu 3. 

- Những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ 4:

+ Hình ảnh: Mái lều và rừng bao la; ánh lửa và tuyết trắng

+ Hoạt động: cột dài cây số - một vật đứng im không thể chuyển động và sừng sững chào ta

- Nhân vật trữ tình đang dần thoát ly ra khỏi nỗi buồn của mình, nỗi buồn đã vơi đi hẳn và ông bắt đầu nhận ra được cảnh vật xung quanh. Nhà thơ đã quay lại và nhìn ngắm, cảm nhận cảnh vật hiện tại. Ông đã biết tìm kiếm ngôi lều và ánh lửa giữa khu rừng bao la, lấy lại động lực để tìm kiếm một nơi trú, sưởi ấm cho tâm hồn. Giữa khu rừng rộng lớn, tâm hồn tác giả như được rộng mở, lạc quan hơn. Hình ảnh cột dài cây số cũng đang chào tác giả chứng tỏ tác giả đã bớt cô đơn hơn và sẵn sàng tiếp tục hành trình mới.

Câu 4. 

* Không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6 là:

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

* Nhân vật trữ tình khi quay lại quá khứ đã được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, ngọt ngào với người con gái mình thương, mỗi khi đông đến được ấm áp bên lò sưởi đỏ rực lửa. 

* Tác giả lại phải tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn của hiện tại khi quá khứ đã xa không thể trở về.

Câu 5. 

Những hình tượng “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích", "mái lều, ánh lửa", “Nhi-na” có ý nghĩa quan trọng đối với hành trình tâm tưởng của nhân vật trữ tình, thể hiện sự khao khát đang hiện hữu trong tâm hồn tác giả.

+ Hình ảnh “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích” gợi lên những nét thân thiết, quen thuộc với tâm hồn Nga. Làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt.

+ Hình ảnh “mái lều, ánh lửa” gợi mái ấm hạnh phúc gia đình.

+ Nhà thơ nhắc đến tên người yêu để cố xua đi một phần nào nỗi buồn, nỗi cô đơn.

Câu 6. 

- Những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối để diễn tả sâu hơn tâm trạng người lữ hành, từ mơ tưởng trở về thực tại, với con đường mùa đông lạnh lẽo, con đường đi đày với nỗi buồn xa vắng cô đơn.

- Từ nỗi buồn chìm đắm, bao trùm lấy tâm trạng, ông dần nhận ra mọi thứ và tâm trạng bắt đầu thay đổi. Ông giải phóng tâm trạng, nghĩ về người mình yêu, về những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp và khát khao quay lại những ngày tháng bình yên. 

Câu 7. 

- Cấu tứ của bài thơ rất độc đáo: Chủ đề chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông lạnh lẽo. Cùng với đó là cách sắp xếp ý, chọn lọc ý hết sức tài tình của tác giả. Tâm trạng của nhân vật trữ tình đi từ buồn chán, tẻ nhạt nhưng trong đó vẫn ẩn chứa niềm hy vọng mong manh. 

- Một số bài thơ khác có cấu tứ như trên: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Màu tím hoa sim – Hữu Loan.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Con đường mùa đông. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập.

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question