image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh (3 đề)

icon-time26/4/2024

Hướng dẫn trả lời 3 đề Đọc hiểu Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh tự luận, trắc nghiệm chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh 

Đọc văn bản:

                Con yêu mẹ

– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Bầu trời trong quả trứng, Xuân Quỳnh, NXB Kim Đồng, 1982)


Đọc hiểu Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh - (Tự luận) - Đề 1

Câu 1: Nêu đề tài của văn bản?

Câu 2: Đọc văn bản trên gợi em nhớ đến bài thơ nào cũng viết về mẹ?

Câu 3: Nhà thơ đã so sánh tình yêu của con dành cho mẹ với những hình ảnh nào?

Câu 4: Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật so sánh trong hai câu thơ sau.

“ Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi”

Câu 5: Nhận xét về nhân vật người con trong bài thơ?

Đáp án

Câu 1:

- Đề tài của văn bản: Nói về tình mẫu tử thiêng liêng cao cả

Câu 2:

- Đọc văn bản trên gợi em nhớ đến bài thơ cũng viết về mẹ là: "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung,….

Câu 3:

- Nhà thơ đã so sánh tình yêu của con dành cho mẹ với những hình ảnh: Ông trời, Hà Nội, Trường học, con dế

Câu 4:

- Hình ảnh so sánh: “Con yêu mẹ bằng Hà Nội”

- Tác dụng: gợi liên tưởng tưởng tượng cho người đọc thấy được tình yêu của con dành cho mẹ rất cao cả và to lớn, đồng thời làm cho câu thơ có sức gợi cảm và sinh động hơn. Tình yêu của con dành cho mẹ là sự hồn nhiên ngây thơ, sâu sắc.

Câu 5:

- Nhân vật người con trong bài thơ: là một người con rất yêu thương mẹ, qua những hình ảnh người con so sánh tình yêu của mình to lớn bằng nào đủ để thấy người mẹ là người hạnh phúc khi được chính người con của mình yêu thương sâu sắc như vậy. Người con hiếu thảo và luôn nghĩ về mẹ của mình.


Đọc hiểu Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh - (Tự luận) - Đề 2

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là gì?

Câu 3: Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị từ văn bản trên?

Câu 4: Đọc xong văn bản Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh, em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?

Đáp án

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

- Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là: tình yêu thương của người con dành cho mẹ, tình cảm mẫu tử thiêng liêng khi người con luôn biết ơn và hiếu thảo với mẹ.

Câu 3:

- Thông điệp có ý nghĩ nhất: Là một người con hãy biết quý trọng tình mẫu tử, và bảo vệ che chở gia đình của mình.

Câu 4:

- Đọc xong văn bản Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh, để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ là: cha mẹ người sinh thành ra mình, nuôi dưỡng chăm lo mình từ lúc bé đến lúc trưởng thành, vì vậy công cao dưỡng dục của cha mẹ rất cao cả và rộng lớn, chúng ta phải biết quý trọng tình cảm đó, nó vô cùng thiêng liêng. Trách nhiệm của người con là phải hiếu thảo, thể hiện lòng biết hơn với đấng sinh thành chúng ta, chúng ta phải có nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ người đã sinh ra chúng ta và chăm sóc chúng ta trưởng thành.


Đọc hiểu Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh - (Trắc nghiệm)- Đề 3

Câu 1: Văn bản Con yêu mẹ thuộc thể thơ nào? 
A. Lục bát.        B. Tự do.      C. Sáu chữ.             D. Ngũ ngôn.

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ? 

" Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi "

A. So sánh.                                                       B. Nhân hóa, so sánh.    

C. Ẩn dụ, so sánh                                             D. Ẩn dụ.

Câu 3: Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản trên. 

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận.

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.D. Biểu cảm kết hợp nghị luận.

Câu 4: Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai? 

A. Tình cảm của mẹ dành cho con.

B. Tình cảm của con dành cho mẹ.

C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên.

D. Tình cảm của con dành cho trường học.

Câu 5: Từ đường trong câu thơ: Các đường như nhện giăng tơ được dùng với nghĩa gốc. 

A. Đúng                                                                                     

B. Sai

Câu 6: Chủ đề bài thơ là: 

A. tình mẫu tử.

B. hình ảnh ông trời và trường học.

C. hình ảnh mẹ và bố.

D. tình phụ tử.

Câu 7: Câu thơ: “Con yêu mẹ bằng ông trời / Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?

A. Ông trời bao la, rộng lớn

B. Hình dáng của mẹ

C. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ

D. Sự lo lắng của mẹ dành cho con

Đáp án

Câu 1: C => Văn bản Con yêu mẹ thuộc thể thơ: Sáu chữ

Câu 2: A => Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ là so sánh

Giải thích: So sánh “Con yêu mẹ bằng Hà Nộ”

Câu 3: C => Các phương thức biểu đạt của văn bản trên là: Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

Câu 4: B => Văn bản là tình cảm của: Tình cảm của con dành cho mẹ.

Câu 5: A => Từ đường trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc là đúng 

Giải thích: câu thơ nằm trong bài thơ "Con yêu mẹ" là lời tâm sự của đứa con về tình yêu thương dành cho mẹ, hình ảnh “nhện giăng tơ” là hình ảnh quen thuộc dễ hiểu, tạo cho người đọc thấy được sự bao la rộng lớn, chằng chịt con đường.

Câu 6: A => Chủ đề bài thơ: tình mẫu tử

Câu 7: C => Câu thơ: “Con yêu mẹ bằng ông trời / Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều: thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ 

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question