Đọc hiểu Củi lửa của Dương Kiều Minh
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Củi lửa của Dương Kiều Minh

icon-time3/8/2024

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Củi lửa của Dương Kiều Minh, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Củi lửa của Dương Kiều Minh


Đời con thưa dần mùi khỏi
Mẹ già nua như những buổi chiều 
lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã bếp lửa ngày đồng...

Mơ được về bên mẹ 
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa 
bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối

Bên những hoàng hôn loang lỗ gò đồi 
mùi là bạch đàn xộc vào giấc ngủ 
con về yêu mải rạ cuộc đời

Một sởm vắng 
ủa lên khỏi bếp 
về đây củi lửa 
ngày xưa...

(Củi lửa - Dương Kiều Minh, NXB Tác phẩm mới, 1989)

Đọc hiểu Củi lửa của Dương Kiều Minh

Đọc hiểu Củi lửa của Dương Kiều Minh

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 2: Theo tác giả, người mẹ già nua được so sánh với hình ảnh nào?

Câu 3:  Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê trong những dòng thơ sau:

Mơ được về bên mẹ
ao xưa, mảnh vườn nhỏ ngày xưa
bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh trong đoạn thơ cuối:

Một sớm vắng 
ùa lên khói bếp
về đây củi lửa
ngày xưa….

Trả lời:

Câu 1:

Thể thơ được sử dụng trong văn bản là thơ tự do.

Câu 2:

Theo tác giả, người mẹ già nua được so sánh với hình ảnh "những buổi chiều lăng lắc tuổi xuân, lăng lắc niềm thôn dã bếp lửa ngày đông".

Câu 3: 

- Hình ảnh liệt kê: ba hình ảnh “ao xưa”, "mảnh vườn nhỏ ngày xưa", "bậc thềm giàn giụa trăng mỗi tối".

- Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong các khổ thơ là:

+ Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi gợi lên những kí ức tuổi thơ khó phai mờ trong tâm trí tác giả đối với quê hương và người mẹ.

+ Thể hiện cảm xúc bồi hồi, xúc động của tác giả về quê hương.

+ Tăng tính nhịp điệu, giàu sức gợi cảm cho câu thơ.

Câu 4: 

Trong đoạn thơ cuối của bài thơ Củi lửa đã gợi lên những kí ức, tình cảm và lòng biết ơn đối với người mẹ của tác giả. “Khói bếp” chính là nguồn gốc của củi lửa, hình ảnh này đem lại cho chúng ta biết bao sự nhớ nhung, muốn giữ lại những hoài niệm ngày xưa. Nỗi nhớ của tác giả về những kỉ niệm, cảnh vật xa xưa của quê hương qua đó đã thể hiện tình yêu thương và sự biết ơn mẹ tha thiết. Đây chính là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, cùng với đó là những tiếc nuối, tình cảm sâu sắc chân thành mà tác giả Dương Kiều Minh dành cho quá khứ và gia đình.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question