image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống)

icon-time2/12/2023

Xã hội luôn tồn tại những người sống không trung thực, ích kỉ chỉ hướng về danh lợi kể cả khi bản thân có trí thức, nhiều người như vây sẽ chỉ xây dựng nên một xã hội không văn minh, toàn người dối trá gây thiếu niềm tin giữa con người với nhau. Cùng tham khảo câu trả lời Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống) nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống) - ảnh 1
Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống) - ảnh 2

Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được thể hiện trong đoạn trích trên? 

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, Anh/chị hãy liệt kê những điều mà một nước đang phát triển như nước ta cần làm để khỏi tụt hậu?

Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Chu Văn An, chuyện của anh em thái sử Bá thời Xuân Thu có tác dụng gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm: "nạn bằng giả, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng "bằng thật, người giả" không ? Vì sao?

Đọc hiểu Đối thoại với đời và thơ (theo nghĩa truyền thống) - ảnh 3

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

-  Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2.

- Những điều mà một nước đang phát triển cần làm để khỏi tụt hậu bao gồm: đào tạo đội ngũ trí thức đông đảo, lập được một môi trường lành mạnh trên nền tảng tăng sự trung thực trí thức, loại bỏ nạn bằng giả, phân định rõ ràng giữa thật và giả.

Câu 3.

- Việc tác giả trích dẫn câu chuyện của Chu Văn An và chuyện của anh em thái sử Bá thời Xuân Thu có tác dụng nhấn mạnh vai trò của việc sở hữu trí thức và tầm quan trọng của sự thật cũng như tính trung thực trong mọi tình huống. 

Câu 4.

- Em đồng ý với quan điểm “nạn bằng giả, nó không nghiêm trọng bằng hội chứng “bằng thật, người giả” ” bởi tác giả muốn nói “bằng thật, người giả” chỉ những người sở hữu bằng cấp nhưng trình độ thực sự của bản thân lại không cân xứng đạt đến trình độ đó. Họ sử dụng mọi cách để mình có thể lấy được bằng chính quy mà không quan tâm đến việc mình có hiểu hay tiếp thu được lượng kiến thức đó để áp dựng vào trong công việc hay không. Đồng thời tác giả còn muốn phản ánh về phần lớn thành phần người dù sở hữu trí thức nhưng lại không trung thực, xấu tính, ích kỉ ham danh lợi để hi vọng mỗi người dân đặc biệt là trí thức phải biết sống trung thực thì mới góp sức xây dựng một xã hội văn minh và sống trung thực sẽ tạo được niềm tin, sự ngưỡng mộ của những người xung quanh

Hoàng Như Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question