Đáp án 12 câu hỏi trong đề Đọc hiểu Dòng sông mặc áo
image hoi dap
image hoi dap

Đáp án 12 câu hỏi trong đề Đọc hiểu Dòng sông mặc áo

icon-time2/12/2023

Dòng sông mặc áo là bài thơ thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước. Cùng Topbee đến với bài Đọc hiểu Dòng sông mặc áo để thấy được tình cảm đó ra sao nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
Trưa về trời rộng bao la
 Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng.
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.

(Trích: Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)

Đọc hiểu Dòng sông mặc áo

Đọc hiểu Dòng sông mặc áo - Đề số 1

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? 

Câu 2. Dòng sông ở bài thơ trên được miêu tả theo trình tự nào? Theo em, trình tự miêu tả ấy có tác dụng gì?

Câu 3. Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng biện pháp tu từ từ nào? Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 

Trả lời Đọc hiểu Dòng sông mặc áo

Câu 1. Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Câu 2. 

- Dòng sông được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian từ sáng, trưa, chiều đến tối.

- Tác dụng: Miêu tả màu sắc dòng sông thay đổi biến hóa mọi thời điểm trong một ngày, đêm, khắc họa được vẻ đẹp, sự điệu đà duyên dáng của dòng sông.

Câu 3. Đoạn thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa, so sánh.

- Hình ảnh nhân hóa qua các từ ngữ: điệu, mặc áo, thướt tha, áo xanh sông mặc, mới may, thơ thẩn, cài, thêu, ngực...  

- Hình ảnh so sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may

Tác dụng:

- Biện pháp tu từ nhân hóa miêu tả một dòng sông rất đẹp, thơ mộng, dòng sông trở nên sống động, có hồn, giống như một người thiếu nữ xinh đẹp, điệu đà, duyên dáng, biết làm đẹp cho mình bằng những tấm áo tuyệt diệu, những tấm áo ấy được thay đổi liên tục khiến dòng sông biến hóa bất ngờ, mỗi lần biến hóa lại mang một sắc màu lung linh, lại là một vẻ đẹp quyến rũ, vừa thực lại vừa như mơ..., một vẻ đẹp đến ngỡ ngàng khiến người đọc say đắm.

- Phép so sánh “Áo xanh sông mặc như là mới may” diễn tả sự thay đổi của dòng sông dưới ánh nắng mặt trời. Đó là một vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi.

- Dòng sông vốn là ảnh quen thuộc trong cuộc sống, nhưng nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh tác giả đã khiến dòng sông trở nên sống động, vừa đẹp vừa quyến rũ, đáng yêu như một con người. 

- Biện pháp nhân hóa, so sánh thể hiện cái nhìn, sự quan sát vô cùng tinh tế, tài tình của nhà thơ về cảnh vật và giúp ta thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên của nhà thơ.


Đọc hiểu Dòng sông mặc áo - Đề số 2

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát.

B. Sáu chữ.

C. Tự do.

D. Tám chữ.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Nghị luận.

D. Biểu cảm.

Câu 3.

“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha”.

Biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ trên là

A. So sánh.

B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.

D. Hoán dụ.

Câu 4. Hình ảnh “dòng sông mặc áo “ thể hiện đặc điểm gì của dòng sông?

      A. Dòng sông luôn thay đổi vẻ đẹp qua các thời điểm khác nhau.              
      B. Dòng sông gợi lên sự tĩnh lặng, buồn bã.              
      C. Dòng sông là nhân chứng cho sự thay đổi của con người.            
      D. Dòng sông chỉ mang một sắc thái cố định

Câu 5. Bài thơ chủ yếu miêu tả điều gì?

     A. Cảnh vật thiên nhiên của dòng sông quê hương qua các mùa.              
     B.Tâm trạng nhớ nhung của tác giả.  
     C. Những biến động của cuộc sống gắn liền với dòng sông.            
     D. Nỗi buồn chia ly của người dân bên dòng sông.

Câu 6. Qua bài thơ, tác giả muốn truyền tải tới người đọc thông điệp gì? 

     A. Tình yêu thiên nhiên và sự trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống.              
     B. Phê phán sự huỷ hoại cuả con người đối với thiên nhiên.              
     C. Tôn vinh vẻ đẹp của con người lao động.            
     D. Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông.

Câu 7. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Khuya rồi, sông mặc áo đen
  Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ”.

Câu 8.  Trong bài thơ, em ấn tượng nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Câu 9. Là một người con của quê hương, em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của dòng sông quê hương? (Nêu ít nhất 3 hành động thiết thực cụ thể).

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. A

Câu 6. A

Câu 7.

- Biện pháp tu từ: Nhân hoá (Sông mặc áo đen, nép mình, lặng yên).

- Tác dụng: 

+ Giúp cho hình ảnh dòng sông trở nên sinh động, hấp dẫn, có hồn, gần gũi cụ thể như một con người.

+ Làm nổi bật vẻ đẹp mềm mại, nên thơ của dòng sông.

+ Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiêt và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ. 

Câu 8. 

- Em ấn tượng nhất với hình ảnh “dòng sông  mặc áo lụa đào thướt tha”.

Vì :

+“Áo lụa đào” gợi lên một vẻ đẹp dịu dàng như dòng nước trôi êm đềm của con sông .

+ Hình ảnh này còn tượng trưng cho sự tươi trẻ, sức sống của mùa xuân gợi cảm giác ấm áp, lãng mạn tràn đầy hy vọng.

Câu 9.  Là một người con của quê hương, em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của dòng sông quê hương? (Nêu ít nhất 3 hành động thiết thực cụ thể)

 Sau đây là một vài gợi ý về nội dung:

+ Không vứt rác thải ra ngoài sông.

+ Làm sạch môi trường hai bên bờ sông.

+ Nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn môi trường.

+ Nâng cao ý thức bảo vệ dòng sông.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question