image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Đường về quê mẹ (2 đề)

icon-time19/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Đường về quê mẹ: Bài thơ là lời của ai? Nếu ấn tượng chung của em về tác phẩm? Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần. Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

ĐƯỜNG VỀ QUÊ MẸ

U tôi ngày ấy mỗi mùa xuân,

Dặm liễu mây bay sắc trắng ngần,

Lại dẫn chúng tôi về nhận họ,

Bên miền quê ngoại của hai thân.

Tôi nhớ đi qua những rặng đề,

Những dòng sông trắng lượn ven đề.

Cồn xanh, bãi tía kề liên tiếp,

Người xới cà, ngô rộn bốn bề.

Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu

Trông u chắng khác thời con gái

Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.

Chiều mát, đường xa nắng nhạt vàng,

Đoàn người về ấp gánh khoai lang,

Trời xanh cò trắng bay từng lớp,

Xóm chợ lều phơi xác lá bàng.

Tới đường làng gặp những người quen.

Ai cũng khen u nết thảo hiền,

Dẫu phải theo chồng thán phận gái

Đường về quê mę vẫn không quên

Đọc hiểu Đường về quê mẹ

Đọc hiểu Đường về quê mẹ - Đề số 1

Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Nếu ấn tượng chung của em về tác phẩm?

Câu 2. Hãy chỉ ra bố cục của bài thơ và đặt tên cho từng phần.

Câu 3. Liệt kê các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ. Qua đó, hãy nêu nhận xét của em về màu sắc, đường nét của bức tranh thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của con người được thể hiện trong tác phẩm.

Câu 4. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng và tình cảm gì của nhà thơ?

Câu 5. Em thích nhất hình ảnh, chi tiết nào trong bài thơ? Hãy tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thể hiện chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

- Bài thơ là lời của nhân vật “tôi”.

- Ấn tượng của em: tái hiện những kí ức đẹp đẽ về khung cảnh thiên nhiên, con người khi về quê.

Câu 2

Bố cục của bài thơ:

+ Khổ 1: không gian và thời gian khi “tôi” về quê.

+ Khổ 2, 4: bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê.

+ Khổ 3, 5: hình ảnh người mẹ trên con đường về quê.

+ Khổ 6: những tâm tư, tình cảm của tác giả về nơi cội nguồn.

Câu 3

- Các hình ảnh, chi tiết về thiên nhiên và con người trong bài thơ: rạng đề, dòng sông uốn lượn ven đê, cồn xanh, bãi tía, đường làng, trời xanh, phơi xác lá bàng và cả những người xới cà, ngô bộn bề, đoàn người gánh khoai làng.

- Nhận xét: ta thấy được những dòng hoài niệm của người con về những lần cùng mẹ về quê ngoại. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật đẹp với những rặng đề, dòng sông trắng, bãi tía, cồn xanh,... Cảnh vật vừa sinh động, tràn đầy sức sống, hiện lên như một bức tranh thôn quê với những màu sắc và đường nét được phối hài hòa. Con người nơi đây đang rộn ràng trong khung cảnh lao động quen thuộc: Người xới cà, ngô rộn cánh đồng. Khung cảnh đầy bình yên và ấm áp. Qua những cảm nhận của người con, quê ngoại là cả một vùng kí ức êm đềm và thơ mộng.

Câu 4

Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng vui mừng, thích thú, háo hức của nhà thơ mỗi lần cùng mẹ về quê ngoại. Qua đó, ta thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương và sự yêu mến, niềm tự hào của người con về vẻ đẹp của người mẹ.

Câu 5. 

Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Hình ảnh về người mẹ với khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, mắt sáng, môi hồng, má đỏ,... Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống.


Đọc hiểu Đường về quê mẹ - Đề số 2

Câu 1. Nhà thơ về quê mẹ vào thời điểm nào?

Câu 2. Cảnh sắc và con người quê mẹ hiện lên qua những hình ảnh nào? Anh/Chị có cảm nhận gì về cảnh và người nơi đây?

Tà áo nâu in giữa cánh đồng,

Gió chiều cuốn bụi bốc sau lưng.

Bóng u hay bóng người thôn nữ

Cúi nón mang đi cặp má hồng.

Câu 3. Đọng lại sâu nhất trong anh/chị là hình ảnh nào trong bài thơ?

Câu 4. Một trong những nét đặc sắc của thơ Đoàn Văn Cừ là tả cảnh đầy màu sắc. Anh/Chị hãy sưu tầm thêm một số bài thơ khác của ông có nét đặc sắc ấy.

Câu 5. Có ý kiến cho rằng: Nếu Anh Thơ thạo về cảnh quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê, Nguyễn Bính lại đậm hồn quê, thì Đoàn Văn Cừ giỏi về nếp quê. Bằng những hiểu biết của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1.

Nhà thơ về quê mẹ vào thời điểm đã trưởng thành

Câu 2.

- Cảnh sắc và con người quê mẹ hiện lên qua những hình ảnh như: dòng sông trắng, cồn xanh, bãi tía, người xới cà, ngô, thúng cắp, nón đội đầu, áo thắm, chiều mát, đường xa, cúi nón mang đi cặp má hồng.

- Cảnh và con người được miêu tả rất sinh động, chân thực, đẹp đẽ và gần gũi. Điều này khiến người đọc cảm nhận được sự bình yên, đơn giản và chất phác của cuộc sống nơi đây.

Câu 3. 

Đọng lại sâu nhất trong em hình ảnh: bóng u hay bóng người thôn nữ, cúi nón mang đi cặp má hồng, tượng trưng cho những người phụ nữ trẻ tuổi ở quê hương, vì lấy chồng mà phải xa quê.

Câu 4. 

Một trong những nét đặc sắc của thơ Đoàn Văn Cừ là tả cảnh đầy màu sắc. Một số bài thơ khác của ông có nét đặc sắc ấy: Chợ Tết, Tết quê bà, trăng hè.

Câu 5.

Theo ý hiểu của em về ý kiến này như sau: Nếu như Anh Thơ tập trung mô tả cảnh vật, Bàng Bá Lân tập trung vào con người, Nguyễn Bính tập trung vào tình cảm thì Đoàn Văn Cừ chú trọng vào nếp sống, phong tục tập quán của người dân. Các tác phẩm của Đoàn Văn Cừ thường có sự gắn kết mật thiết giữa con người và lối sống với tình cảm gia đình, tập quán và truyền thống của người dân. Những giá trị văn hóa, nếp sống đặc trưng của đồng bào quê hương thường được tái hiện trong những bài thơ tạo nên một phong cách đặc biệt và sâu sắc của riêng tác giả.

----------------------------------------------------------

Trên đây là bài Đọc hiểu Đường về quê mẹ. Hy vọng bài viết trên của Topbee sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện. Chúc các em học tốt môn Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question