Đáp án 15 câu hỏi trong 2 bộ đề Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu để nhận biết ngôi kể đó? Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau và chuyển lời dẫn trực tiếp ấy thành gián tiếp. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:- Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
1. Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ trích đoạn Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Giàn bầu vẫn trước ngõ.
Cha tôi đã thôi khó chịu, hay bực dọc riết rồi chai đi, chẳng biết bực là gì nữa. Nhưng khách đến nhà, ai cũng khen: "Anh Ba có giàn bầu đẹp thiệt". Họ săm soi, từng mảng lá cuống hoa. Khách nước ngoài còn kề má bên trái bầu xanh lún phún lông tơ mà chụp hình kỷ niệm. Mấy anh chị sinh viên đạp xe ngang dừng lại nhìn đau đáu qua rào rồi kháo nhau "Nhớ nhà quá, tụi mày ơi" […]. Bà nội tôi yếu hơn trước, mùa mưa bắt đầu lướt sướt đi qua. Ông chủ tịch đến chơi nhà, ôm chầm lấy nội, lắc lắc "Lúc này má khoẻ không?". Nội cười xoà mà nghe nghẹn nghẹn "Khoẻ, má khỏe". Cha tôi sai chị Bếp mang rượu thịt ra, ông chủ tịch khóa tay:
- Thôi, chú bảo chị ấy nấu canh bầu ăn. Cha hẩng mặt. Chị Bếp lúi húi gọt bầu, mùi nước canh xông vào mũi thơm lừng […]. Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị Bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý. Hình như nội tôi vui. Giàn bầu thưa hẳn đi. Cái giống lạ thật. Nắng bao lâu vẫn xanh tốt, mới mưa dầm lại héo dây. Tôi đập vỡ trái bầu khô, lấy hạt ra ươm. Mùa mưa dữ dội, nội tôi bệnh, bà bị chứng tai biến não. Nội lơ ngơ, đã cười đã khóc thì không sao dừng được, tay run rẩy cầm ca nước, bát cơm cũng khó. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
- Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi. Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu. Tay bà lạnh ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều. Giàn bầu vẫn trước ngõ, có kẻ đi qua kêu lên: "Tôi nhớ nhà". Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người." Và cha tôi lại nói đúng.
(Giàn bầu trước ngõ – Nguyễn Ngọc Tư)
Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu để nhận biết ngôi kể đó?
Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau và chuyển lời dẫn trực tiếp ấy thành gián tiếp. Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc:
- Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.
Câu 3. Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích trên có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Theo em, vì sao cả nhà “ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị Bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý”?
Câu 5. Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người.". Em có đồng ý với suy nghĩ của người cha không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1.
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ thứ nhất do người kể xưng tôi.
Câu 2.
- Lời dẫn trực tiếp: “Sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Chà, mưa vầy ngập đồng rồi, ngâm giống gieo mạ đi thôi.”
- Lời dẫn gián tiếp: Trời đổ mưa, sấm giật ầm ầm, nội thều thào nhắc rằng sắp nhỏ đừng hứng nước mưa đầu mùa, hỏng tốt. Mưa ngập đồng, ngâm giống gieo mạ.
Câu 3.
Giàn bầu được nói đến trong đoạn trích trên có ý nghĩa tượng trưng cho quê hương với những điều giản dị, thân thiết.
Câu 4.
Theo em, cả nhà “ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi. Chị Bếp ngó nội, khoái chí cười đầy hàm ý” vì đây là món ăn mà trước đây mà mọi người đều thích nên khi được ăn lại rất vui.
Câu 5.
Cha tôi bảo: "Có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người.". Em đồng ý với suy nghĩ của người cha vì:
+ Con người có thể ra khỏi quê hương vì nhiều lí do như làm ăn, sinh sống, học tập, xây dựng gia đình.
+ Tuy nhiên không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người vì tất cả những hình ảnh của quê hương, những tháng ngày gắn bó sẽ trở thành những hồi ức sống mãi trong lòng mỗi người.
2. Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ trích đoạn Tôi không thích khi cưỡi xe vào tận thềm nhà
Câu 1. Văn bản trên được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật nào?
A. Nhân vật bà nội
B. Nhân vật người cha
C. Nhân vật tôi
D. Nhân vật ông chủ tịch
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Cả ba phương thức.
Câu 3. Xác định chủ đề của văn bản.
A. Khẳng định quê hương có mối liên hệ, gắn bó mật thiết với con người và quê hương luôn có sức sống mãnh liệt trong trái tim mỗi người.
B. Những kỉ niệm và sự gắn bó của nhân vật “tôi” với giàn bầu nội từng chăm sóc.
C. Sức sống mãnh liệt của giàn bầu trước ngõ gợi liên tưởng đến sức sống của quê hương
D. Những kí ức về những ngày tháng tươi đẹp song hành cùng tuổi thơ của mỗi người.
Câu 4. Những câu văn sau là tâm tư và suy nghĩ của nhân vật nào? “Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi, mà hình như bà chỉ nhớ về quá khứ. Nội hay ra ngoài hiên, chăm chăm nhìn giàn bầu đang run rẩy trong gió. Bà ngồi đấy lặng lẽ, thẫn thờ, như chờ một tiếng vạc sành, một tiếng ếch kêu.”
A. Tâm tư, tấm lòng của người bà dành cho quê hương
B. Những thay đổi trong nhận thức và tình cảm nhân vật “tôi”- người cháu - về bà nội
C. Người cháu đã hiểu nỗi lòng của bà mình, bà luôn nhớ quê, sống giàu tình thương yêu, nghĩa tình
D. Lời kể của người cháu về bà nội.
Câu 5. Chỉ ra từ không cùng loại với các từ còn lại: lẩn thẩn, run rẩy, ầm ầm, thều thào
A. thều thào
B. ầm ầm
C. run rẩy
D. lẩn thẩn
Câu 6. Đâu là hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường xuất hiện trong văn bản?
A. Bà nội lẩn thơ lẩn thẩn rồi…
B. Hôm ấy cả nhà tôi ăn lại bát canh ngày xưa, nghe ngọt lìm lịm lưỡi
C. Ôi cái quê của nội.
D. Cả ba phương án
Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Tay bà lạnh ngắt, tôi chạy vào phòng lấy lọ dầu thoa, vẫn thấy mảnh bầu trái tim màu vàng trong ngăn kéo, cái màu vàng như của rạ, của lúa, như của mái nhà lá nhỏ lơ phơ dưới nắng chiều.
A. Giúp cho lời văn giàu nhịp điệu, qua đó bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu quê hương da diết.
B. Góp phần làm cho câu văn thêm gợi hình, gợi cảm; làm nổi bật sắc vàng của miếng bầu khô mà bà luôn cất giữ gợi liên tưởng tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương.
C. Góp phần làm cho câu văn thêm gợi hình, gợi cảm, qua đó bộc lộ nỗi nhớ quê hương.
D. Giúp cho lời văn giàu nhịp điệu, làm nổi bật sắc vàng của miếng bầu khô mà bà luôn cất giữ gợi liên tưởng tới những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Anh/ Chị hiểu như thế nào về nhan đề “Giàn bầu trước ngõ”?
Câu 9. Câu nói "có thể bứt người ta ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người." gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì?
Câu 10. Viết đoạn văn (5 – 7 dòng) nêu suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương đối với mỗi người
----------------------------------
Trên đây Topbee đã mang tới cho các em các câu hỏi giải đáp cho đề Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ. Hy vọng các câu trả lời trong bộ đề sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các em.