Đọc hiểu Hai kiểu áo
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hai kiểu áo

icon-time1/12/2023
(1 đánh giá)

“Hai kiểu áo” là một câu truyện trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Hai kiểu áo nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đọc hiểu Hai kiểu áo - ảnh 1

Đọc hiểu Hai kiểu áo - Đề 1

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?

Câu 3. Trong câu chuyện, người thợ may hỏi quan lớn điều gì?

Câu 4. Theo anh/chị chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa gì?

Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người?

Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.

Trả lời Đọc hiểu Hai kiểu áo - Đề 1

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Phương thức Tự sự

Câu 2.

- Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật: người thợ may và vị quan lớn.

Câu 3.

- Trong câu chuyện, người thợ may đã hỏi quan lớn rằng: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

Câu 4.

- Theo em, chi tiết người thợ may hỏi quan lớn may chiếc áo này để tiếp ai có ý nghĩa đang mỉa mai việc ông quan hách dịch với nhân dân, nhưng lại xu nịnh, mềm mỏng đối với quan lại to hơn mình.

Câu 5.

- Câu chuyện phê phán sự đối phân biệt đối xử với những người có vị trí khác nhau trong các tầng lớp xã hội. Cũng như lên án sự xa hoa, phung phí của tầng lớp quan lại thời kì phong kiến.

Câu 6.

- Bài học ý nghĩa nhất đối với em rút ra từ văn bản trên là: chúng ta nên có thái độ hòa nhã với tất cả mọi người.

Đọc hiểu Hai kiểu áo - ảnh 2

Đọc hiểu Hai kiểu áo - Đề 2

Câu 1: Nhân vật trong câu chuyện trên là ai? Họ đối thoại với nhau về vấn đề gì?

Câu 2: Vị quan là người thế nào?

Câu 3: Tiếng cười trong câu chuyện được bộc phát thế nào?

Câu 4: Qua câu chuyện, anh/chị hiểu thêm điều gì về con người trong xã hội bấy giờ?

Trả lời Đọc hiểu Hai kiểu áo - Đề 2

Câu 1.

- Nhân vật trong câu chuyện trên là người thơ may và vị quan lớn

- Họ đối thoại với nhau về việc vị quan lớn sẽ may kiểu áo nào

Câu 2.

- Vị quan là người luồn cúi quan trên, hách dịch với dân

Câu 3.

- Tiếng cười trong câu chuyện được bộc phát sau khi chúng ta suy ngẫm về nội dung sâu cay của câu chuyện.

Câu 4.

- Qua câu chuyện, em hiểu thêm về con người trong xã hội bấy giờ rằng: nhân dân trong xã hội phong kiến luôn sống trong sự dèm pha, khinh bỉ, cũng như bóc lột của những tên quan lại vô nhân tính.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question