image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hai lần chết (2 đề)

icon-time25/3/2024

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Hai lần chết trắc nghiệm và tự luận chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu


Nội dung bài Hai lần chết

Hai lần chết

Dung là con thứ bốn. Vì vậy khi nàng ra đời, không được cha mẹ hoan nghênh lắm. Thực ra, không phải cha mẹ nàng hất hủi con, vẫn coi người con như một cái phúc trời ban cho, nhưng lúc bấy giờ cha mẹ nàng đã nghèo rồi. Với ba người con trước, hai trai, một gái, cha mẹ dung đã thấy khó nhọc, vất vả làm lụng mới lo đàn con đủ ăn, và hai con trai được đi học. Sau Dung lại còn con bé út nữa, nên cảnh nhà càng thêm túng bấn.

Khi sinh ra Dung, mẹ nàng vì bận buôn bán, giao phó nàng cho người u già trông nom. Người u già này ở nhà Dung đã lâu lắm, đã nuôi và săn sóc tất cả anh chị Dung từ lúc bé. Nhưng, không biết vì có phải thấy Dung ra đời trong sự lãnh đạm, mà u già đem bụng thương yêu Dung chăng. U săn sóc, bế ẵm nàng, và chăm chút nàng quý như con đẻ vậy, tuy Dung lúc bé ốm yếu khó nuôi và lại ghẻ lở bẩn thỉu nữa.

Cha Dung chẳng làm gì cả. Từ xưa đến nay vẫn thế. Hình như ông ta sinh ra đời là chỉ để ngồi ở nhà cho lúc nào cũng có người và để những ngày giỗ tết trong họ, khăn áo chỉnh tề đi ăn cỗ mà thôi. Không ai thấy ông ta làm một việc gì, mà cũng không ai nghĩ đến sự ông ta phải làm một việc gì.

[…]Dung càng lớn càng gầy gò đi. Suốt ngày nàng chỉ chạy đánh khăng đánh đáo với lũ trẻ con nhà “hạ lưu” cha nàng gọi thế những người nghèo khổ trú ngụ ở chung quanh xóm chợ. Nhiều khi đi đâu về trông thấy, cha nàng gọi về, đánh cho mấy roi mây và cấm từ đấy không được chơi với lũ trẻ ấy. Những trận đòn xong, Dung lại mon men chơi với lũ trẻ, và thấy hình như cha nàng cũng chỉ cấm lấy lệ chứ không thiết gì đến, nàng lại vững tâm nhập vào bọn hạ lưu đó, suốt ngày dông dài ở ngoài chợ.

Một đôi khi, mẹ nàng kịp về đến nhà trông thấy nàng quần áo lôi thôi lếch thếch và chân tay lấm, bùn, chỉ chép miệng thở dài nói:

– Con này rồi sau đến hỏng mất thôi.

Rồi bà lại quay đi buôn bán như thường, sau khi đã để lại cho chồng một món tiền tiêu pha trong nhà, và sau khi anh chị Dung mỗi người đã nũng nịu đòi được một hào để ăn quà.

Dung thấy thế cũng chẳng ganh tị, vì nàng xưa nay đối với các anh chị cũng không thân thiết lắm. Những khi nàng đang chơi thấy đói, nàng lại chạy về xin u già bát cơm nguội hay thức ăn gì khác thế nào u già cũng đã để phần rồi chạy nhảy như một con vật non không biết lo nghĩ gì.

Những sự ấy đã làm cho Dung có một cái tính an phận và nhẫn nại lạ lùng...

(Trích Thạch Lam-Tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.48-49)


Đọc hiểu Hai lần chết (Trắc nghiệm)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Truyện dài

C. Tiểu thuyết

D. Kí

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

A. Sinh hoạt

B. Khoa học

C. Nghệ thuật

D. Chính luận

Câu 3: Dung là người con thứ mấy trong gia đình?

A. Con cả

B. Con thứ

C. Con nuôi

D. Con út

Câu 4: Ai là người chăm sóc cho Dung từ bé?

A. Mẹ

B. Bố

C. Người u già

D. Bà nội

Trả lời câu hỏi

Câu 1: A. Truyện ngắn => Có cốt truyện, có nhân vật nhưng được giải quyết ngay trong câu truyện

Câu 2: C. Nghệ thuật => Dựa vào nội dung văn bản

Câu 3: D. Con út => Dung là con thứ bốn

Câu 4: C. Người u già => Khi sinh ra Dung, mẹ nàng vì bận buôn bán, giao phó nàng cho người u già trông nom

Đọc hiểu Hai lần chết

Đọc hiểu Hai lần chết (Tự luận)

Câu 1. Xác định ngôi kể của người kể chuyện.

Câu 2. Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại hình của Dung lúc còn bé.

Câu 3. Xác định một biện pháp tu từ và nêu tác dụng của biện pháp đó trong câu sau: “U săn sóc, bế ẵm nàng, và chăm chút nàng quý như con đẻ vậy”

Câu 4. Cách đối xử của cha mẹ Dung đối với Dung thể hiện điều gì?

Câu 5. Qua đoạn trích, hãy nêu một số vấn đề xã hội trong truyện?

Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Ngôi kể của người kể chuyện: Ngôi kể thứ ba

Câu 2.

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả ngoại hình của Dung lúc còn bé: ốm yếu khó nuôi và lại ghẻ lở bẩn thỉu nữa.

Câu 3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Liệt kê

- Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu văn

+ Tác giả muốn nhấn mạnh cho độc giả thấy được tình yêu thương mà bà u già dành cho Dung, mặc dù Dung không phải là con đẻ của mình.

Câu 4.

- Cha mẹ dường như “bỏ rơi” Dung, chỉ cưng chiều anh chị của cô

Câu 5.

- Những vấn đề xã hội được gợi ra trong bài:

+ Trọng nam khinh nữ

+ Không chia sẻ tình cảm đều giữa các con trong gia đình

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question