image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hoài cổ (Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười)

icon-time28/12/2023

“Hoài cổ” là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khuyến,tuy đầu đề là “Hoài cổ” nhưng thực ra nhà thơ muốn nói lên cảnh thực dân Pháp bắt dân ta đi phu khai mỏ ở miền núi, đắp đường xe lửa v.v... Hãy cùng Topbee tìm hiểu kĩ hơn về tác phẩm qua bài Đọc hiểu Hoài cổ (Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười) nhé !

Đọc tác phẩm sau và trả lời câu hỏi :

HOÀI CỔ

Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,
Sự đời đến thế, thế thời thôi!
Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,
Nước độc ma thiêng mấy vạn người.
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu Hạ Di rồi.
Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ,
Mây trắng về đâu nước chảy xuôi. 

(Nguyễn Khuyến)


Đọc hiểu Hoài cổ (Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười)

Câu 1: Nhan đề bài thơ nghĩa là gì ?

Câu 2: Những câu thơ nào trong bài được gieo vần chân với nhau ?

Câu 3: Xác định những cặp câu thơ có sử dụng phép đối 

Câu 4: Câu thơ thứ 6 trong bài niêm với câu thơ nào ?

Câu 5: Tác giả muốn nói điều gì qua cặp câu thơ thực và luận ?

Câu 6: Chỉ ra thái độ, tâm trạng của nhà thơ trong bài thơ trên 

Câu 7: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ luận

Đọc hiểu Hoài cổ (Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười)

Trả lời câu hỏi

Câu 1: 

- Nhan đề “Hoài cổ” có nghĩa là : nhớ tiếc cái đã thuộc về một thời xa xưa

- Bài này tuy đầu đề là “Hoài Cổ” nhưng thực ra nhà thơ muốn nói lên cảnh thực dân Pháp bắt dân ta đi phu khai mỏ ở miền núi, đắp đường xe lửa … bị chết nhiều.

Câu 2:

- "Nghĩ chuyện đời xưa cũng nực cười,

Nước độc ma thiêng mấy vạn người."

- "Sự đời đến thế, thế thời thôi!

Phá tung phên giậu Hạ Di rồi."

Câu 3: 

- "Rừng xanh núi đỏ hơn nghìn dặm,

Nước độc ma thiêng mấy vạn người."

- "Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,

Phá tung phên giậu Hạ Di rồi."

Câu 4:

- Câu thơ thứ 6 trong bài niêm với câu thơ : “Khoét rỗng ruột gan trời đất cả”

Câu 5:

- Qua cặp câu thực và luận, nhà thơ bày tỏ sự bất mãn như muốn cào xé, đau đớn, xót xa khi nghĩ đến số phận những người nông dân phải bỏ mạng ở nơi rừng thiêng nước độc chỉ để làm lợi cho bọn thực dân độc ác. Ông bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu với những người dân có cuộc sống khó khăn và gian khổ.

Câu 6: 

- Thái độ và tâm trạng của nhà thơ: Nhà thơ Nguyễn Khuyến bày tỏ sự chán nản,bất mãn trước tình cảnh những người nông dân bị bọn thực dân bóc lột sức lao động, ông bất mãn, buồn bực và xót thương cho số phận những con người khổ cực, éo le phải bỏ xác ở vùng ma thiêng nước độc chỉ để mang lại lợi ích cho những kẻ tham lam độc ác.

Câu 7: 

- Trong hai câu luận, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá.

"Khoét rỗng ruột gan trời đất cả,
Phá tung phên giậu Hạ Di rồi."

- Tác dụng:là một biện pháp cường điệu giúp biểu đạt dễ dàng hơn suy nghĩ, cảm xúc của tác giả. Đồng thời góp phần tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho lời nói, câu văn, gây ấn tượng cho người nghe, người đọc.

 

 

Hứa Ngọc Khánh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question