Đọc hiểu Hội Tây (Trắc nghiệm)
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt nam, ông có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân và căm phẫn trước mọi hành động của thực dân Pháp. Hãy cùng Topbee đến với bài Đọc hiểu Hội Tây (Trắc nghiệm) để hiểu rõ hơn về người thi sĩ trước cục diện nước nhà nhé!
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. Bài thơ Hội Tây được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn
B. Thất ngôn xem lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật
D. Thể thơ tự do
Câu 2. Phép đối xuất hiện trong những câu thơ nào?
A. Hai câu thực
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực và hai câu luận
D. Hai câu thực và hai câu kết
Câu 3. Đặc điểm gieo vần của bài thơ là:
A. Bài thơ gieo vần "eo" (và vần tương đương "iêu") ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
B. Bài thơ gieo vần "o" (và vần tương đương "u") ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
C. Bài thơ gieo vần lưng
D. Bài thơ gieo vần liền.
Câu 4. Tác dụng của việc sử dụng hai từ tênh nghếch, lom khom trong hai câu thực là:
A. Làm nổi bật tư thế của bà quan và thằng bé khi xem hội
B. Làm nổi bật tư thế nực cười của bà quan (Tây) đối lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé; vừa tỏ thái độ giễu cợt bọn Tây vừa thể hiện nỗi nhục mất nước.
C. Nhấn mạnh sự ngạc nhiên, thích thú của bà Tây và thằng bé khi xem hội
D. Nhấn mạnh sự vui vẻ, phán khích của bà Tây và thằng bé khi xem hội.
Câu 5. Theo em, "ai" trong câu thơ Khen ai khéo vẽ trò vui thế là ai?
A. Là thực dân Pháp và chính quyền tay sai
B. Là người dân
C. Là "bà quan"
D. Là "anh", "chị"
Câu 6. Nỗi nhục trong câu thơ cuối mà tác giả muốn nói đến là nỗi nhục gì? Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
A. Nhục vì thua trận trong cuộc chơi
B. Nhục vì không được ngồi ở vị trí sang trọng như bà quan
C. Nhục vì bị bọn Tây coi thường
D. Nhục vì mất nước, còn hăng hái tham gia, hưởng ứng những trò lố lăng của bọn cướp nước.
Câu 7. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là:
A. Giọng điệu vui vẻ, hào hứng
B. Giọng điệu buồn bã, chua xót
C. Giọng điệu hào hùng, sảng khoái
D. Giọng điệu vừa giễu cợt vừa xót xa.
Câu 8. Nêu tác dụng của phép đối sử dụng trong hai câu:
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
Câu 9. Khái quát nội dung của bài thơ Hội Tây.
Câu 10. Thái độ của tác giả trong bài thơ Hội Tây là gì?
Trả lời câu hỏi đọc hiểu
Câu 1. C → Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 2. C → Hai câu thực và hai câu luận
Câu 3. A → Bài thơ gieo vần "eo" (và vần tương đương "iêu") ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8
Câu 4. B → Làm nổi bật tư thế nực cười của bà quan (Tây) đối lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé; vừa tỏ thái độ giễu cợt bọn Tây vừa thể hiện nỗi nhục mất nước.
Câu 5. A → Là thực dân Pháp và chính quyền tay sai
Câu 6. D → Nhục vì mất nước, còn hăng hái tham gia, hưởng ứng những trò lố lăng của bọn cướp nước.
Câu 7. D → Giọng điệu vừa giễu cợt vừa xót xa.
Câu 8. Trong hai câu:
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
- Phép đối: Cậy sức - tham tiền; cây đu - cột mỡ; nhiều - lắm; chị - anh; nhún - leo
- Tác dụng:
+ Làm cho lời thơ thêm đăng đối, nhịp nhàng, nhấn mạnh hành động, tư thế của những người chơi trò chơi trong lễ hội cùng, cùng tâm trạng hào hứng, vui vẻ của họ đồng thời thể hiện thái độ giễu cợt của nhà thơ trước tỉnh cảnh lễ hội
Câu 9.
Khái quát nội dung của bài thơ Hội Tây: Bài thơ Hội Tây miêu tả không khí tưng bừng, vui vẻ, hào hứng của những người tham gia hội Tây, qua đó khơi dậy nỗi niềm cảm xúc trước tình cảnh mất nước. Qua đó thể hiện tấm lòng yêu nước, sự lo lắng trước vận mệnh nguy nan cần phải được thay đổi của Nguyễn Khuyến.
Câu 10. Thái độ của tác giả trong bài thơ Hội Tây là:
- Giễu cợt, cười nhạo những người hào hứng tham gia lễ hội do bọn Tây tổ chức với mục đích hấp dẫn niềm vui chơi, thích chí với cái mới lạ của dân ta.
- Vạch trần bản chất giả dối, lừa gạt với đầy mục đích xấu xa của kẻ thù
- Thẳng thắn nói lên quan điểm của bản thân về nỗi nhục mất nước mà còn hùa theo với lễ hội do bọn Tây tạo ra của những thành phần nhân dân hèn nhát, không có tình yêu nước, yêu quê hương, ích kỉ và mải thỏa mãn thú vui mà mình muốn