image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Hồn quê (Ta về nương gió đồng xanh)

icon-time4/12/2023

Quê hương là người mẹ thứ hai đã nuôi dưỡng con người bao tháng ngày nên dù có đi đâu, con người phải luôn nhớ về quê hương. Mời bạn cùng Topbee đến với bài Đọc hiểu Hồn quê để thấy được tình yêu quê hương đất nước nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Ta về nương gió đồng xanh
Nghe hồn cây cỏ dệt thành hồn quê.
Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa … hương quê nồng nàn

Tiếng đêm âm hưởng đồng hoang
Cuốc kêu gọi bạn, tiếng đàn dế giun.
Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng
[…]
Cánh diều no gió tuổi thơ
Lưng trâu cõng những ước mơ thủa nào
Đêm trăng lòng dạ nôn nao
Câu hò vang vọng cồn cào nhớ nhung

Đâu rồi thăm thẳm ánh nhìn
Bờ môi hé nụ… Nhịp tim chòng chành.
Bao nhiêu năm sống thị thành
Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi…

(Trích  Hồn quê - Hảo Trần)

Đọc hiểu Hồn quê (Ta về nương gió đồng xanh)

Đọc hiểu Hồn quê (Ta về nương gió đồng xanh)

Câu 1. Xác định và nêu giá trị biểu đạt của từ láy có trong câu thơ sau: 

“Lấm lem chân mẹ lội bùn
Trĩu bông lúa chín vàng ươm trên đồng”

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ sau:

“Lắng nghe đất thở bộn bề
Lẫn trong hương lúa … hương quê nồng nàn”

Câu 3. Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi đến chúng ta những thông điệp gì?


Trả lời Đọc hiểu Hồn quê 

Câu 1.

 - Từ láy có trong câu thư là: “lấm lem”

- Giá trị biểu đạt:

+ Gợi lên hình ảnh đôi bàn chân người mẹ lấm lem bùn đất trong khi đang làm công việc đồng áng.

+ Khắc sâu những ấn tượng của tác giả về sự vất vả, lam lũ của người mẹ để cho bông lúa được trĩu bông nặng hạt, cho một vụ mùa bội thu.

+ Giúp câu thơ trở nên gợi hình, gợi cảm…

Câu 2.

 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa: “đất thở bộn bề”.

- Tác dụng:

+ Làm cho hình ảnh đất trở nên gần gũi, thân thuộc, có linh hồn như con người, đất cũng biết “thở” => thể hiện tình yêu tha thiết, sự gắn bó máu thịt của tác giả đối với quê hương. 

+ Tăng khả năng diễn đạt thêm tinh tế, ấn tượng, hấp dẫn người đọc,…

Câu 3.

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là:

+ Ai cũng có quê hương, đó là nơi chôn rau cắt rốn, là người mẹ thứ hai đã nuôi dưỡng con người bao tháng ngày nên dù có đi đâu, con người phải luôn nhớ về quê hương. 

+ Nhắn nhủ chúng ta cần có ý thức xây dựng và góp phần phát triển quê hương giàu đẹp…

Hoàng Thảo
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question