Trả lời 12 câu hỏi trong bộ đề Đọc hiểu Hương thầm
image hoi dap
image hoi dap

Trả lời 12 câu hỏi trong bộ đề Đọc hiểu Hương thầm

icon-time25/11/2023

“Hương thầm” là một tác phẩm đầy ấn tượng của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Nhiều bạn độc giả đặt câu hỏi cho Topbee để hiểu thêm về bài Hương thầm, Cảm hứng chủ đạo bài hương thầm, Nhân vật trữ tình bài hương thầm. Hãy đọc hết bài viết của Topbee nhé!

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Đọc hiểu Hương thầm - ảnh 1

Đọc hiểu Hương thầm - Đề 1

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Sáu chữ

C. Bảy chữ

D. Tám chữ

Câu 1. A => Dựa vào số chữ và số câu trong bài.

Đọc hiểu Hương thầm  - ảnh 2

Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự, biểu cảm

B. Tự sự, miêu tả

C. Tự sự, biểu cảm, miêu tả

D. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận

Câu 2. C => Dựa trên những từ ngữ được sử dụng trong bài.

Câu 3. Sự việc được kể trong bài thơ là sự việc gì?

A. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi chàng trai ra mặt trận

B. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi cô gái ra mặt trận

C. Chàng trai hẹn hò, tình tự cùng cô gái dưới gốc bưởi

D. Chàng trai hẹn gặp cô gái trước khi lên đường chiến đấu.

Câu 3. A => Bên ấy có người ngày mai ra trận.

Câu 4. Cô gái nhờ [..] nói hộ tình yêu. Từ trong [..] là:

A. Chùm hoa

B. Hương thơm

C. Chiếc khăn tay

D. Lá thư

Câu 4. B => Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

Câu 5. Tâm trạng của chàng trai và cô gái trong bài thơ được miêu tả như thế nào?

A. Vui mừng, hạnh phúc

B. Buồn rầu, bịn rịn

C. Nhớ nhung, mong gặp

D. Ngập ngừng, bối rối

Câu 5. D => Dựa trên những từ ngữ trong văn bản thể hiện.

Câu 6. Người con gái trong bài thơ là người như thế nào?

A. Người thiếu nữ chủ động trong tình yêu, chủ động tìm đến nhà người yêu để chia tay

B. Người thiếu nữ dịu dàng, kín đáo, tế nhị

C. Người thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp

D. Người thiếu nữ có khát vọng tình yêu mãnh liệt.

Câu 6. B => Dựa trên hành động của cô gái đối với chàng trai vào đêm trước khi chàng trai ra trận.

Câu 7. Vẻ đẹp tình yêu của chàng trai, cô gái trong bài thơ là:

A. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua những cách trở không gian

B. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua nghịch cảnh chiến tranh

C. Tình yêu kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn, lãng mạn

D. Tình yêu thủy chung, son sắt, luôn hướng về nhau bằng niềm tin bất diệt.

Câu 7. C => Dựa trên những suy nghĩ, hành động của hai người đối với nhau vào đêm trước khi chàng trai ra trận.

Câu 8. Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật chêm xen trong những câu thơ sau:

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy)

- Tác dụng:

+ Gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Khiến cho câu thơ trở nên có vần điệu

+ Thể hiện ý nghĩ của cô gái về tình cảm của mình đối với chàng trai, cũng như một lời trách mách dễ thương dành cho chàng trai.

Câu 9. Có người cho rằng, bài thơ thể hiện tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu đất nước. Em có đồng tình với nhận xét đó không?

- Em có đồng tình với nhận xét ấy. Bởi vì, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước luôn gắn kết và hòa quyện với nhau. Có tình yêu đôi lứa thì tình yêu đất nước mới được củng cố càng chặt chẽ hơn.

Câu 10. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Hương thầm

Nỗi nhớ thương em trai trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ để Phan Thị Thanh Nhàn viết nên bài thơ này. Năm 1984, "Hương thầm" được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc, đưa bài thơ bước vào thế giới âm nhạc và trở nên nồng nàn, thăng hoa cho đến tận hôm nay.

Câu 11. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Hương thầm

Nhân vật trữ tình: " cô gái"

⇒ Giải thích: Bài thơ "Hương thầm" là lời tâm sự của một cô gái về tình cảm thầm kín dành cho người con trai hàng xóm. Cô gái e ấp, thầm kín, không dám bày tỏ tình cảm trực tiếp. Thay vào đó, cô trao cho người con trai chùm hoa bưởi thơm ngát, mượn hương hoa để gửi gắm tình cảm của mình.

Câu 12. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Hương thầm

Tên bài thơ là Hương thầm gợi cho độc giả một sự liên tưởng tới hương vị tình yêu thầm lặng. “Hương” vốn được dùng để miêu tả hương hoa bưởi. Hoa bưởi có hương thơm dịu nhẹ, ngan ngát trong không gian mùa xuân. Vào tháng 3, khi hoa bưởi nở, người ta cảm nhận được vẻ đẹp tinh khiết của mùa xuân. “Thầm” có nghĩa là lặng lẽ, âm thầm. Hương thơm của hoa bưởi nhẹ nhàng, âm thầm lan tỏa. Hương thơm ấy, qua quá trình biểu trưng hóa của ngôn ngữ thì có tính biểu tượng. Hương thơm của hoa bưởi tượng trưng cho hương vị thanh cao của một tình yêu trong sáng, thầm lặng. “Hương thầm” là một cách kết hợp từ độc đáo, mới lạ, tạo ấn tượng và cuốn hút độc giả, tạo ra những làn sóng rung động nhẹ trong lòng người đọc khi lần đầu tiếp nhận bài thơ.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question