Trả lời 17 câu Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con của Nguyễn Đăng Tấn

icon-time5/12/2023

Phía sau lưng chúng ta luôn có sự cổ vũ, động viên của cha mẹ. Cha mẹ luôn là người vất vả, suy tư lo lắng, quan tâm, chỉ dạy ta từng chút một, đến khi ta lớn ta sẽ có niềm tin từ sự cổ vũ của cha mẹ để đạt được thành công vinh quang trong tương lai. Cùng Topbee trả lời câu hỏi đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con nhé!

Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con

Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ bố mẹ - đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và dối
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

 Không có gì tự đến - Hãy đinh ninh.

(Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn)


Mục lục nội dung

Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con - Trắc nghiệm (8 câu)


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Không có gì tự đến đâu con

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Đáp án: B → Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm


Câu 2. Bài thơ Không có gì tự đến đâu con được viết theo thể thơ

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Bảy chữ

D. Tự do

Đáp án: D → Bài thơ được viết theo thể thơ tự do ( câu thơ đầu bảy chữ, câu thơ thứ hai là tám chữ)


Câu 3. Bài thơ Không có gì tự đến đâu con là lời nhắn nhủ của ai nói với ai?

A. Cha mẹ dành cho con cái

B. Ông bà dành cho con, cháu

C. Anh chị em dành cho nhau

D. Thầy cô dành cho học trò

Đáp án: A → Bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ dành cho con cái


Câu 4. Trong câu thơ “Mùa bội thu trải một nắng hai sương". Thành ngữ “Một nắng hai sương" có ý nghĩa gì?

A. Sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của người làm nghề nông

B. Muốn mùa bội thu phải trải qua những nhọc nhằn, vất vả

C. Niềm hạnh phúc của người nông dân khi mùa màng tươi tốt

D. Sự đúc kết kinh nghiệm về thời tiết của người nông dân

Đáp án: A → Thành ngữ “Một nắng hai sương" có ý nghĩa chỉ sự lao động vất vả, dãi nắng dầm sương của người làm nghề nông


Câu 5. Hình ảnh “Đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho điều gì?

A. Sức lao động của con người

B. Ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên của con người

C. Sức mạnh vô biên của con người

D. B và C đúng

Đáp án: D → Hình ảnh “Đôi tay và nghị lực” tượng trưng cho ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên và sức mạnh vô biên của con người


Câu 6. Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa?

A. Muốn có được quả ngon, ngọt thì cần phải trải qua những ngày tháng vất vả, chăm sóc cây mới có được thành quả. Muốn có quả ngọt, thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình

B. Quả ngọt sẽ xuất hiện khi chúng ta vun bồi

C. Trải qua thời gian con người sẽ trưởng thành

D. B và C đúng

Đáp án: A → Em hiểu rằng câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa ý chỉ muốn có được quả ngon, ngọt thì cần phải trải qua những ngày tháng vất vả, chăm sóc cây mới có được thành quả. Muốn có quả ngọt, thành công, chúng ta cần có sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm để thực hiện lý tưởng, mục tiêu của mình.


Câu 7. Câu thơ “Chỉ có con mới nâng nổi chính mình” có ý nghĩa như thế nào?

A. Chỉ có bản thân mình mới làm được mọi việc trong cuộc sống 

B. Chỉ có con mới có thể lập nghiệp được trong tương lai

C. Chỉ có con mới có thể trưởng thành

D. Chỉ có ý chí, nghị lực, quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão.

Đáp án: D →  Câu thơ “Chỉ có con mới nâng nổi chính mình” có ý nghĩa chỉ có ý chí, nghị lực, quyết tâm của con mới giúp con đạt được ước mơ, hoài bão


Câu 8. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Như con chim suốt ngày chọn hạt"

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nói quá

D. Điệp ngữ

Đáp án: A  → Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu “Như con chim suốt ngày chọn hạt”


Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con - Tự luận (9 câu)


Câu 1. Em có cảm nhận gì về nỗi lòng của cha mẹ được gửi gắm qua đoạn thơ?

Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con (trắc nghiệm)

Qua bài thơ em cảm nhận được rằng cha mẹ luôn dành hết lòng mình từ sự suy tư, quan tâm, lo lắng, muốn giáo dục cho con phải cố gắng, dùng chính sự kiên trì, ý chí nghị lức, quyết tâm của bản thân để đạt được hạnh phúc, những ước mơ, hoài bão mà con hằng mong muốn. Bởi cuộc sống ngoài kia rất khốc liệt, cha mẹ đều đã phải trải qua thì mới thấu hiểu được điều đó, nên một lòng lo cho con, cho tương lai của đứa con mình yêu thương nhất, không muốn con đau buồn, thất vọng chán nản khi mới bước đầu trên hành trình của bản thân mình.


Câu 2. Tìm trong văn bản những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con.

Trả lời

Những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con là:

 - Quả ngọt

- Hoa thơm.

- Mùa bội thu.


Câu 3. Anh/ chị xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong đoạn thơ:

Không có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải bằng cả bàn tay và nghị lực

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Trả lời

Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: So sánh:

Không có gì tự đến dẫu bình thường.

Phải bằng cả bàn tay và nghị lực

Như con chim suốt ngày chọn hạt,

Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh sự cần thiết của đời sống tự lập, chăm chỉ để người đọc hiểu rõ và có nghị lực vượt qua được nghịch cảnh, khó khắn làm chủ cuộc sống cả mình.

+ Tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.


Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao?

Trả lời

Em đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Lí giải:

- Thương yêu không đồng nghĩa với nuông chiều, thương yêu được thể hiện theo nhiều cách khác nhau.

- Nuông chiều dễ dẫn đến việc làm con ỷ lại, không tự rèn giũa, tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kĩ năng mới.

- Mỗi con người cần thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để tự lập, vững bước trên con đường riêng. Thương yêu con thì bố mẹ nên giữ vai trò định hướng, hình thành để con phát triển.


Câu 5. Em hiểu như thế nào về câu thơ: Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa ?

Trả lời

Câu thơ: "Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa" có thể hiểu là:

– Muốn có quả ngọt phải chờ đợi qua thời gian tích luỹ nhựa sống từ trong đất trời. Giống như con người muốn thành công phải kiên trì, cố gắng, nỗ lực trải qua những khó khăn, một úa trình dài tích luỹ kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm.

Câu 6. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong bốn câu thơ: 

Không có gì tự đến đâu con 
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Trả lời

- BPTT: Ẩn dụ: "Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa", "Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa", "Mùa bội thu trải một nắng hai sương".

- Tác dụng: So sánh quá trình trưởng thành và thành công của con người với quá trình phát triển của quả, hoa và mùa màng. Qua đó nhấn mạnh rằng để đạt được thành quả, cần phải trải qua quá trình rèn luyện, chịu đựng và kiên trì.

Câu 7. Em có đồng tình với cách ứng xử của những người làm cha mẹ được tác giả phản ánh trong hai câu thơ:

Có roi vọt khi con hư và dối
Thương yêu con đâu đồng nghĩa với chiều.

Hãy nêu ra 2 lí lẽ để bảo vệ quan điểm của mình.

Trả lời

Em đồng tình với cách ứng xử này. Dưới đây là hai lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình:

1. Giáo dục bằng tình yêu và kỷ luật: Thương yêu con không chỉ là chiều chuộng, mà còn cần có kỷ luật để con hiểu đúng sai, rèn luyện bản thân. Sự kỷ luật giúp con trưởng thành, biết chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

2. Bài học về lòng trung thực và trách nhiệm: Khi con bị phạt vì hư và dối, con sẽ nhận thức được hậu quả của hành động sai trái, từ đó học cách sống thật thà và trách nhiệm hơn trong tương lai. Điều này giúp con hiểu rằng thành công không đến dễ dàng mà cần phải cố gắng và giữ đúng giá trị đạo đức.

Câu 8. Hãy giải thích ý nghĩa của hình ảnh “trời xanh” trong hai câu thơ sau và cho biết người cha muốn con mình rèn luyện phẩm chất gì?

Trời xanh đấy nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Trả lời

Ý nghĩa của hình ảnh “trời xanh”:

• "Trời xanh" tượng trưng cho cuộc sống tươi đẹp, hy vọng và tương lai rộng mở. Tuy nhiên, "chẳng bao giờ lặng" lại nhấn mạnh rằng cuộc sống luôn có khó khăn, thử thách và biến đổi không ngừng.
Phẩm chất người cha muốn con mình rèn luyện:

• Tự lực và kiên cường: Người cha muốn con hiểu rằng cuộc sống không bao giờ êm đềm, luôn có thử thách và khó khăn. Chỉ có con mới có thể tự mình vượt qua những khó khăn đó và nâng cao bản thân.

• Tự tin và độc lập: Con phải tin vào khả năng của mình và tự lập, không dựa dẫm vào người khác để đạt được thành công trong cuộc sống.

Câu 9. Từ nội dung đoạn thơ Không có gì tự đến đâu con hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của nghị lực trong cuộc sống của mỗi con người.

Trả lời

Nghị lực sống có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Nghị lực là ý chí, sự cố gắng, quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những khó khăn gian khổ có bao trùm trong cuộc sống. Những người có nghị lực là những người luôn có tâm thế mạnh mẽ vững vàng trước những khó khăn, thách thức. Nghị lực sống không chỉ góp phần phát triển bản thân mà còn giúp cho xã hội phát triển hơn. Bởi vậy, chúng ta là những người trẻ, có sức khoẻ, có khát khao hãy không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực để mang lại cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question