image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Khổng tước vũ (2 đề)

icon-time27/4/2024

Hướng dẫn trả lời 2 đề Đọc hiểu Khổng tước vũ tự luận chi tiết giúp bạn ôn luyện đề thi Ngữ văn Đọc hiểu đạt kết quả cao


Nội dung bài Khổng tước vũ 

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Khổng tước vũ

Nguyễn Du

Khổng tước phủ hoài độc,
Ngộ phục bất khả y.
Ngoại lộ văn chương thể,
Trung tàng sát phạt ky.
Nhân khoa dung chỉ thiện,
Ngã tích vũ mao kỳ.
Hạc hải diệc hội vũ,
Bất dữ thế nhân tri.

(Kiều Văn, Thanh Hiên thi tập, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2001, tr. 139)

Dịch nghĩa

Tạng phủ chim công có chất độc,
Lỡ ăn nhầm, không có thuốc chữa.
Bề ngoài có vẻ tốt đẹp,
Nhưng bên trong giấu chất giết người.
Người ta khen bộ nó đẹp,
Ta thì tiếc cho bộ lông kỳ lạ của nó.
Con hạc biển cũng biết múa,
Nhưng chẳng để ai thấy.

Dịch thơ:

Không thuốc nào chữa được,
Khi ngộ độc gan công.
Vẻ đẹp lộ ngoài mã,
Chất độc giấu trong lòng.
Người thường khen cái dáng,
Ta chỉ tiếc bộ lông.
Hạc bể cũng biết múa,
Không cho người đời trông.

(Bản dịch của Nguyễn Thạch Giang)


Đọc hiểu Khổng tước vũ - Đề 1

Câu 1: Xác định đề tài của bài thơ?

Câu 2: Xét theo vị trí hiệp vần trong bản chữ Hán, bài thơ được gieo vần gì?

Câu 3: Theo bài thơ, bộ phận nào của chim công có chất độc?

Câu 4: Chỉ ra phép đối trong câu 3 và 4 của bài thơ.

Câu 5: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: Hạc hải diệc hội vũ/ Bất dữ thế nhân tri.(Con hạc biển cũng biết múa/ Nhưng chẳng để ai thấy)?

Đáp án

Câu 1:

- Đề tài của bài thơ: đề tài loài vật

Câu 2:

- Xét theo vị trí hiệp vần trong văn bản chữ Hán, bài thơ được gieo “i/y”, vần chân, vần giãn cách

Câu 3:

- Theo bài thơ, bộ phận của chim công có chất độc: phủ/ tạng phủ/ gan công

Câu 4:

-Phép đối trong câu 3 và 4 của bài thơ là: Ngoại lộ – Trung tàng/ văn chương thể – sát phạt ky hoặc: Bề ngoài – bên trong; có vẻ tốt đẹp – giấu chất giết người; hoặc: ngoài mã – trong lòng, vẻ đẹp lộ – chất độc giấu)

Câu 5:

- Câu thơ: Hạc hải diệc hội vũ/ Bất dữ thế nhân tri.(Con hạc biển cũng biết múa/ Nhưng chẳng để ai thấy) có thể được hiểu: nói về việc có một con hạc cũng múa được như công nhưng nó không khoe mẽ, khoa trương mà ồn ào lộng lẫy điệu múa của nó quyến rũ trong nghi thức tán tỉnh, thu hút thanh cao đầy vẻ đẹp kiêu xa, mà ít ai biết đến, tác giả nhằm khen ngợi vẻ đẹp của con Hạc


Đọc hiểu Khổng tước vũ - Đề 2

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 3: Theo anh/chị, thông điệp nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi gắm qua bài thơ là gì?

Câu 4: Qua hai câu thơ dịch: “Vẻ đẹp lộ ngoài mã/Chất độc giấu trong lòng” anh/ chị liên tưởng đến kiểu người nào trong xã hội?

Đáp án

Câu 1:

- Bài thơ trên được viết theo thể thơ: Ngũ ngôn đường luật

Câu 2:

- Nội dung chính của bài thơ: Sự so sánh giữa chim công và Hạc trắng. Qua đó thấy được sự đối lập giữa vẻ bề ngoài và bên trong, sự hiền lành và mưu toan giữa người đời. Thể hiện của Nguyễn Du ngao ngán trước xã hội phong kiến.

Câu 3:

- Thông điệp nhà thơ Nguyễn Du muốn gửi gắm qua bài thơ là: đừng nhìn vẻ bên ngoài mà nhận xét đánh giá điều gì, phải nhìn nhận con người vào bản chất sâu bên trong. 

Câu 4:

- Qua hai câu thơ dịch: “Vẻ đẹp lộ ngoài mã/Chất độc giấu trong lòng” liên tưởng đến kiểu người trong xã hội là: thể hiện con người có những lời lẽ khoa trương, ồn ào thích sống lộng lẫy, luôn khoe khoang mã bên ngoài nhưng bên trong lại ngầm âm mưu có những ý định xấu, dở những thủ đoạn xảo trá lừa dối qua mắt người đời.

Kim Nhung
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question