image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy

icon-time24/10/2023

“Truyện Kiều” hay “Đoạn Trường Tân Thanh” là tác phẩm truyện thơ Nom nổi tiếng của Việt Nam. Hãy cùng Topbee trả lời những câu hỏi đề Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy nhé!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Từ ngày muôn dặm phù tang

Nửa năm ở đất Liêu Dương lại nhà

Vội sang vườn Thúy dò la

Nhìn xem phong cảnh nay đà khác xưa

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời

Trước sau nào thấy bóng người

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Xập xè én liệng lầu không

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày

Cuối tường gai góc mọc đầy

Đi về, này những lối này năm xưa

Chung quanh lặng ngắt như tờ

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du, NXB Giáo Dục 1978, tr155-156)


Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - Đề 1

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt của đoạn trích?

Câu 2: Đoạn thơ trên kể lại sự việc gì? Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là ai?

Câu 3: Đoạn thơ cho biết Kim Trọng về quê hộ tang chú và trở lại vườn Thúy sau bao lâu?

Câu 4:  Khi Kim Trọng trở lại vườn Thúy, cảnh vật đều đã khác xưa, chỉ có một thứ có vẻ không thay đổi. Đó là gì?

Câu 5: Em hiểu câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" như nào?

Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - ảnh 1

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - Đề 1

Câu 1:

- Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt: Phương thức Miêu tả, Phương thức Biểu cảm

Câu 2:

- Đoạn thơ kể lại sự việc khi Kim Trọng chịu tang chú xong quay trở lại tìm Thúy Kiều

Câu 3:

- Kim Trọng về quê hộ tang chú và trở lại vườn Thúy sau nửa năm

Câu 4:

- Khi Kim Trong trở lại vườn Thúy, cảnh vật đều đã khác xưa, chỉ có một thứ có vẻ không thay đổi, đó là cây hoa đào:

Trước sau nào thấy bóng người

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

Câu 5:

- “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” xuất phát từ một điển tích cổ. Thế nhưng khác với ý nghĩa của điển tích, hoa đào của cụ Nguyễn Du thể hiện cho sự hiện diện của quá khứ, của những kỉ niệm


Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - Đề 2

Câu 1: Câu thơ cuối “Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?” là kiểu câu gì? Nêu tác dụng biểu đạt của kiểu câu đó.

Câu 2: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ:

“Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời”

“Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày”

Câu 3: Đoạn thơ sử dụng bút pháp quen thuộc trong thơ ca truyền thống?

Câu 4: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh của vườn Thúy trong đoạn thơ? So sánh cảnh vật khu vườn ấy với cảnh vật trong đêm trăng thề nguyền: “Nhật thưa gương giọi đầu cành/ Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”

Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - ảnh 2

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Kim Trọng trở lại vườn Thúy - Đề 2

Câu 1:

-  Câu thơ cuối “Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?” là kiểu câu: câu hỏi tu từ.

- Tác dụng: làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình

Câu 2:

- Tác dụng:

+ Làm gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Tạo vần điệu cho câu thơ

+ Khiến cho độc giả cảm nhận được sự hoang tàn, thay đổi của vườn Kiều chỉ trong thời gian không dài, qua đó còn gợi lại cho Kim Trọng những kí ức khi ở bên cạnh người mình yêu

Câu 3:

- Đoạn thơ đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc mà ta hay bắt gặp trong thơ ca truyền thống

Câu 4:

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả khung cảnh vườn Thúy trong đoạn thơ: cỏ mọc, lau thưa, én liệng lầu không, cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày, gai góc mọc đầy...

- Khu vườn trong đêm thề nguyền là khu vườn đẹp đẽ, thơ mộng:

Nhặt thưa gương giọi đầu cành

Bóng trăng đã xế, hoa lê lại gần

Khu vườn trong đêm thề nguyền đẹp đẽ, thơ mộng là vậy khác hẳn với khung cảnh hoang tàn, xơ xác của ngày mà Kim Trọng trở lại vườn Thúy

Hoàng Thùy Phương
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question