Trả lời 5 câu hỏi bộ đề Đọc hiểu lời hứa của thời gian của Nguyễn Quang Thiều
image hoi dap
image hoi dap

Trả lời 5 câu hỏi bộ đề Đọc hiểu lời hứa của thời gian của Nguyễn Quang Thiều

icon-time8/5/2024

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Tham vấn chuyên môn bài viết

Giáo viên: Hoàng Thị Dung

Cử nhân sư phạm Ngữ Văn

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu lời hứa của thời gian chính xác nhất, bám sát cấu trúc chấm điểm của các Đề thi Ngữ văn phần Đọc hiểu

Tóm tắt truyện Lời hứa của thời gian

Lời hứa thời gian của Nguyễn Quang Thiều kể về nhân vật chính là ông Miêng. Sau chiến tranh, ông ở lại đồi thông để trồng thông kín cả những quả đồi, nơi mà cả tiểu đội đã hy sinh hết chỉ còn mình ông. Ông Miêng nhận phải bi kịch thời hậu chiến. Ông nhiễm chất độc màu da cam, con ông sinh ra cũng bị nhiễm chất độc đó và không thể sống được lâu. Sau khi đứa bé qua đời, người vợ đã chờ đợi ông trong những năm chiến tranh, nay không chịu đựng nổi và bỏ ông để đi theo người khác. Ông quen Hoa – cô y tá đã chăm sóc ông trong thời gian ông bệnh. Nhưng hy vọng hạnh phúc vừa nhen nhóm lên trong đời ông Miêng đã nhanh chóng vụt tắt, đấy là khi Hoa cuốc phải quả mìn còn sót trong chiến tranh và qua đời. Nỗi đau cũ còn chưa nguôi thì nỗi đau mới lại chồng lên người cựu chiến binh. Ông chấp nhận số phận, không oán trách hay hờn giận. Phần cuối truyện, con của vợ cũ đến tìm cha theo lời trăn trối của mẹ. Ông sống cùng con của vợ cũ. Đứa con trai mang đến cho ông hơi ấm cuộc đời trong  những tháng ngày sắp tới.)
[…]
Rồi vợ ông mang thai, ông ôm vợ và nói: “Chúng mình sẽ có một thằng con trai. Vùng đồi này sẽ có thêm một người trồng thông”. Nhưng ngày vợ ông sinh là ngày khủng khiếp nhất trong đời ông. Đứa bé không thành người. Nó chết ngay sau khi được sinh ra... Ông chôn đứa bé trên đỉnh đồi nơi cả tiểu đội của ông đã nằm ở đó. Những ngày sau đó thỉnh thoảng ông để cho vợ đánh chiếc xe trâu lọc cọc về thị xã chơi với người quen cho khuây khỏa. Còn ông lại lao vào trồng thông từ sáng đến tối... Ông quyết liệt trồng thông phủ kín những quả đồi và quyết liệt có con. Vợ ông mỗi ngày một ít nói và đánh xe trâu về thị xã nhiều hơn... Chị đã bỏ ông, bỏ vùng đồi đi theo một người đàn ông khác mà chị gặp và trở nên thân thiết trong những lần đánh xe trâu về thị xã. (...)
Đêm đó, ông lên cơn sốt thật. Trong cơn mê man, ông thấy đồng đội ông ôm súng nằm phủ kín những quả đồi. Ông đi lang thang trên những quả đồi và gọi tên đồng đội. Không ai trả lời ông. Tất cả đã yên nghỉ mãi mãi trên những quả đồi kia. Ông nằm bệt trên giường hai ngày liền. Một nhân viên của trạm cây giống lên thăm ông. Thấy ông ốm, anh ta vội đón một nữ y tá đến thăm bệnh và chăm sóc ông. Mấy ngày sau ông khỏi và lại đánh xe đến trạm cây giống lấy thông con. Ông lại trồng thông từ sáng đến tối mịt. Lúc nào đói thì nấu ăn, lúc nào mệt thì nằm ngủ, không theo quy luật nào cả.
Cứ khoảng một tháng, ông Miêng lại đánh xe về thị xã. Sau khi mua sắm những thứ cần thiết cho sinh hoạt và công việc, ông ghé qua nhà quen của vợ chồng ông. “Có thấy cô ấy về đây không?” Khi gặp người quen, ông thường hỏi câu đó. Người đàn bà nhìn ông vừa ái ngại vừa như có lỗi và lắc đầu. Và trước khi bước lên xe để trở về ông đều nói: “Có gặp vợ tôi thì bảo với cô ấy là tôi vẫn đợi cô ấy”.

(Trích Lời hứa của thời gian, Nguyễn Quang Thiều, Mùa hoa cải bên sông, NXB Hội nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5 

1/ Xác định ngôi kể  trong văn bản

- Ngôi kể: ngôi thứ 3

2/ Xác định đề tài của văn bản

Đề tài của văn bản: 
- Nói về cuộc đời bất hạnh, đầy khổ đau của nhân vật Miêng. Nhân vật thể hiện sự kiên cường, niềm tin vào cuộc sống.

3/ Nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê trong đoạn văn sau
Đêm đó, ông lên cơn sốt thật. Trong cơn mê man, ông thấy đồng đội ông ôm súng nằm phủ kín những quả đồi. Ông đi lang thang trên những quả đồi và gọi tên đồng đội. Không ai trả lời ông. Tất cả đã yên nghỉ mãi mãi trên những quả đồi kia. Ông nằm bệt trên giường hai ngày liền. Một nhân viên của trạm cây giống lên thăm ông. Thấy ông ốm, anh ta vội đón một nữ y tá đến thăm bệnh và chăm sóc ông. Mấy ngày sau ông khỏi và lại đánh xe đến trạm cây giống lấy thông con. Ông lại trồng thông từ sáng đến tối mịt. Lúc nào đói thì nấu ăn, lúc nào mệt thì nằm ngủ, không theo quy luật nào cả.

Trong đoạn văn trên, tác giả liệt kê hàng loạt sự việc trong cơn mê sốt của nhân vật Miêng.
- Ông Miêng tự tạo cho mình hy vọng, niềm tin vào cuộc sống qua các hành động “trồng thông từ sáng đến tối”, “nấu ăn”, “mệt thì nằm ngủ”. Phép liệt kê cho thấy công việc vất vả, cuộc sống tẻ nhạt của nhân vật. 
- Nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại các công việc hàng ngày của nhân vật. Giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc sống của nhân vật. Ông Miêng trải qua nhiều mất mát, sống một mình cô đơn nhưng vẫn muốn đóng góp một phần cho đất nước qua việc trồng thông hàng ngày. 
==> Phép liệt kê trong đoạn văn giúp tạo nhịp điệu cho văn bản, tang hiệu quả diễn đạt, nhấn mạnh ý tác giả muốn truyền đạt. Qua những hình ảnh được nhà văn liệt kê, ta thấy được nỗi ám ảnh luôn giằng xé trong tâm trí ông Miêng, cuộc sống thật cô đơn, hiu quạnh. Qua đây, ta thấy được niềm tin, sự hy vọng vào cuộc sống của nhân vật.

4/ Phân tích hiệu quả của điểm nhìn trần thuật trong đoạn văn sau: 
Cứ khoảng một tháng, ông Miêng lại đánh xe về thị xã. Sau khi mua sắm những thứ cần thiết cho sinh hoạt và công việc, ông ghé qua nhà quen của vợ chồng ông. “Có thấy cô ấy về đây không?” Khi gặp người quen, ông thường hỏi câu đó. Người đàn bà nhìn ông vừa ái ngại vừa như có lỗi và lắc đầu. Và trước khi bước lên xe để trở về ông đều nói: “Có gặp vợ tôi thì bảo với cô ấy là tôi vẫn đợi cô ấy”.

Điểm nhìn trần thuật trong đoạn trích:

  • Tác giả sử dụng điểm nhìn ngôi thứ ba: người kể không tham gia vào câu chuyện và không xưng “tôi” khi kể.

Hiệu quả:

  • Thể hiện sự qua sát, góc nhìn đa chiều, thấu hiểu nội tâm nhân vật.
  • Qua điểm nhìn trần thuật, tác giả truyền tải thông điệp về niềm tin, sự hy vọng, khát khao có một gia đình, khát khao hạnh phúc của nhân vât.
  • Tạo sự đồng cảm, xót thương cho số phận nhân vật.
  • Tạo sự liên kết mạch lạc cho câu chuyện

5/ Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản trên? Vì sao?

Thông điệp có ý nghĩa nhất:

Văn bản thể hiện sự kiên cường, chấp nhận vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc sống hy vọng vào tình yêu và hạnh phúc.

Người cựu chiến binh Miêng phải đối mặt với nỗi mất mát không gì sánh bằng. Là người trực tiếp tham gia trên chiến trường chịu biết bao thử thách khó khăn bon đạn. Ông phải đối diện với nỗi đau tột cùng từ cái chết của con trai và sự ra đi của người vợ cùng cái chết của nhân vật Hoa. Mất đi những người yêu thương quan trọng nhất ông Miêng vẫn không từ bỏ, không oán hận. Hằng ngày ông vẫn trồng thông, làm việc hết mình. Ông vẫn luôn muốn cống hiến, tự tạo cho mình niềm vui, ý nghĩa của cuộc sống. Câu kết đoạn văn để lại nhiều cảm xúc sâu lắng trong lòng bạn đọc. Ông Miêng vẫn luôn chờ đợi vợ mình, vẫn luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc, hơi ấm gia đình. Qua nhân vật Miêng tác giả không chỉ tái hiện những mất mát đau khổ mà còn cho thấy niềm tin, sự hy vọng, tự tạo ra ý nghĩa cuộc sống.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question