image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Lưu bút hồng (Trắc nghiệm)

icon-time13/3/2024

Hãy cùng Topbee trả lời câu hỏi Đọc hiểu Lưu bút hồng (Trắc nghiệm) để thấy cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả Nguyễn Như Mây khi viết những dòng lưu bút trong giờ phút chia tay 


Nội dung văn bản: Lưu bút hồng

Lưu bút hồng

(Nguyễn Như Mây)

Tóc con gái đợi ngày hè đến
Nghiêng nửa vai để thấy môi hồng
Rủ nhau ngồi trắng hết bờ sông
Và chép tặng những lời hoa cỏ.

Ai cũng hái theo cành phượng đỏ
Để hoá trang nhân vật của mình
Chín mười năm ngồi ghế học sinh
Giờ lưu bút, viết sao cho hết!

Nước mắt ai để dành trang viết
Chờ thả dòng mực tím bâng khuâng
Nắng chiều hè rưng rức bên sông
Quên nhuộm tím áo dài bè bạn

Chưa bao giờ bọn mình hò hẹn
Để rồi cùng đưa mắt nhìn nhau!
Ai viết xong trước, hãy chiêm bao
Cho lưu bút lắng hồn mực tím.

Ai còn cầm viết và bịn rịn
Xin trao mình một nửa môi cười
Còn nửa kia... mai mốt xa xôi
Đành gói nửa vầng trăng thương nhớ...

(Nguồn: thivien.net)


Đọc hiểu Lưu bút hồng (Trắc nghiệm)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A. Sáu chữ                  

B. Bảy chữ                

C. Lục bát        

D. Tự do 

Đáp án: B. Bảy chữ                

Giải thích: 

Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. ==> Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ.

Câu 2. Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu là:

A. Ngắt nhịp 3/3 hoặc 4/3.                      

B. Ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 3/2/2

C. Ngắt nhịp 2/5 hoặc 5/2                       

D. Ngắt nhịp 1/3/2 hoặc 1/2/3 

Đáp án: A. Ngắt nhịp 3/3 hoặc 4/3.                      

Giải thích: Đọc toàn bộ văn bản, ta thấy rằng: Bài thơ có cách ngắt nhịp chủ yếu là nhịp 3/3 hoặc 4/3

Câu 3. Nội dung chính của bài thơ là:

A. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả về những dòng lưu bút khi xưa

B. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả khi viết những dòng lưu bút trong giờ phút chia tay

C. Cảm xúc lưu luyến, bịn r!ịn của nhân vật trữ tình khi chia tay nửa kia...mai mốt xa xôi

D. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả khi mùa hè đến, hoa phượng nở 

Đáp án: B. Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả khi viết những dòng lưu bút trong giờ phút chia tay

Giải thích: Đọc toàn bộ văn bản, rút ra nội dung chính của bài thơ là Cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả khi viết những dòng lưu bút trong giờ phút chia tay

Câu 4. Em hiểu như thế nào về từ “lưu bút” trong bài thơ?

A. Những chiếc bút được lưu lại trong quãng đời ngồi trên ghế học sinh

B. Những tâm sự, nỗi niềm hàng ngày của mình được viết vào trong một cuốn sổ

C. Những lời chúc mừng được viết cho bạn bè trong ngày chia tay

D. Những lời kỉ niệm, tâm sự hoặc chúc mừng được viết để lại khi chia tay 

Đáp án: D. Những lời kỉ niệm, tâm sự hoặc chúc mừng được viết để lại khi chia tay 

Câu 5. Trong bài thơ, tác giả nhắc đến “cành phượng đỏ” gắn với điều gì?

A. Học sinh thường dùng hoa phượng ép khô vào trang lưu bút 

B. Mỗi khi học sinh viết lưu bút thường ngắm hoa phượng đỏ

C. Học sinh hái cành phượng đỏ để hóa trang nhân vật của mình

D. Hoa phượng đỏ báo hiệu mùa hè đến gợi mùa chia tay của các cô, cậu học sinh 

Đáp án: C. Học sinh hái cành phượng đỏ để hóa trang nhân vật của mình

Giải thích: Đọc khổ 2

Ai cũng hái theo cành phượng đỏ

Để hoá trang nhân vật của mình 

==>  Tác giả nhắc đến “cành phượng đỏ” gắn với Học sinh hái cành phượng đỏ để hóa trang nhân vật của mình

Câu 6. Ý nào nói đúng nhất về cách hiểu của từ “hồng” trong nhan đề “lưu bút hồng” của bài thơ?

A. Cuốn sổ lưu bút có màu hồng.

B. Cuốn số viết toàn những điều tốt đẹp về cuộc sống (cuộc sống màu hồng)

C. Cuốn sổ viết ở quãng thời gian tuổi hồng (tuổi trẻ)

D. Cuốn sổ khiến con người yêu đời hơn, thấy cuộc sống màu hồng hơn 

Đáp án: C. Cuốn sổ viết ở quãng thời gian tuổi hồng (tuổi trẻ) 

Câu 7. Dấu “...” trong các câu thơ sau có tác dụng gì: 

Còn nửa kia... mai mốt xa xôi

Đành gói nửa vầng trăng thương nhớ...

A. Biểu đạt ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt

D. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng  

Đáp án: B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

Câu 8. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

Nắng chiều hè rưng rức bên sông

Quên nhuộm tím áo dài bè bạn 

A. So sánh             

B. Ẩn dụ                    

C. Nói quá                 

D. Nhân hóa  

Đáp án: D. Nhân hóa  

Giải thích: Biện pháp tu từ nhân hóa ( Nắng chiều hè - Quên nhuộm tím áo dài) giúp cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút độc giả.


Đọc hiểu Lưu bút hồng (Tự luận)

Câu 9: Nhận xét về cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn, nuối tiếc.

- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc đó: Nước mắt, bâng khuâng, rưng rức, lắng hồn mực tím, bịn rịn, thương nhớ,...

Câu 10: Tưởng tượng em đang là học sinh cuối cấp và sắp chia tay bạn thân của mình, em sẽ viết những dòng lưu bút để kỉ niệm bạn ấy trước lúc chia tay. Hãy chia sẻ những dòng lưu bút ấy bằng một đoạn văn từ 7 – 10 dòng. 

Xin chào bạn thân của tôi! Chúng ta đã học với nhau được bốn năm rồi, cậu cũng không ngờ thời gian trôi qua nhanh thế đúng không? Những năm qua được học cùng cậu là một niềm hạnh phúc của tớ. Chúng ta có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ với nhau, luôn sát cánh bên nhau những lúc vui vẻ, cũng như những lúc khó khăn. Cậu là một cô gái mạnh mẽ, thân thiện, hòa đồng. Cậu có một cười rất đẹp, vậy nên hãy cười nhiều lên nhé! Cảm ơn cậu đã xuất hiện ở thanh xuân của tớ, tớ chắc chắn sẽ không bao giờ quên cậu. Có lẽ, thời gian tới chúng ta không còn đồng hành cùng nhau, mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình nhưng tớ luôn ủng hộ và dõi theo cậu. Ngày chia tay sắp đến, tớ cũng có chút bùi ngùi khi sắp phải xa trường, xa bạn bè và cả cậu nữa. Mong cậu thi đạt kết quả cao và lớp mình luôn đoàn kết, đầy đủ trong những lần họp lớp nhé! Yêu cậu!

Quan Diễm Quỳnh
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question