image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính - 4 đề)

icon-time16/6/2023

Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính): Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ? Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ? Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Chiều ấm mùi hương thoảng gió đưa
Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa
Cây cam cây quít cành giao nối
Lá ngửa lòng tay hoa đón mưa.

Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân
Tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần
Bươm bướm cứ bay không ướt cánh
Người đi trẩy hội tóc phơi trần.

Đường mát da chân lúa mát mình
Đôi bờ cỏ dại nở hoa xanh
Gò cao đứng sững trâu kềnh bụng
Nghếch mõm nghe vang trống hội đình.

Núi lên gọn nét đá tươi màu
Xe lửa về Nam chạy chạy mau
Một toán cò bay là mặt ruộng
Thành hàng chữ nhất trắng phau phau.

Bãi lạch bờ dâu sẫm lá tơ
Làng bên ẩm ướt giọng chuông mờ
Chiều xuân lưu luyến không đành hết
Lơ lửng mù sương phảng phất mưa.

Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính)

Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính) - Đề số 1

Câu 1: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ?

Câu 2: Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ?

Câu 3: Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Một bức tranh xuân được tác giả vẽ nên bằng những nét vẽ chân quê, mộc mạc giản dị

- Cảnh vật thiên nhiên sôi động, nhộn nhịp và tràn ngập sức sống: “cành giao nối”, “hoa đón mưa”, “bươm bay không ướt cánh”, “cỏ dại nở hoa xanh”…

Câu 2: 

Tác giả thể hiện cảm xúc rung động trước sự kỳ diệu của tạo hóa, nhà thơ phải mượn cây bút hội họa để vẽ lại, tạc lại cái khoảnh khắc mà tâm hồn ông đang run lên cùng với niềm vui sinh nở.

Câu 3: 

- Cách cảm nhận của tác giả khiến cho mối quan hệ giữa con người và cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết và hòa quyện với nhau.

- Thiên nhiên và con người giao hoà, quấn quýt với nhau như người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời. Con người sống chan hòa cùng thiên nhiên, mang những đặc tính tốt đẹp của thiên nhiên.


Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính) - Đề số 2

Câu 1: Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 3: Hai câu thơ “Lòng trẻ còn như cây lụa trắng – Mẹ già chưa bán chợ đường xa” trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao nào?

Câu 4. Cảm xúc của nhân vật em trong đoạn trích trên?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Đoạn thơ sử dụng các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 2: 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất là: so sánh “Lòng trẻ còn như cây lụa trắng”

- Tác dụng biện pháp tu từ so sánh: Giúp ta hiểu hơn về đặc điểm của cô gái, thể hiện sự trong sáng, ngây thơ, hồn nhiên. Tác giả sử dụng biện pháp so sánh còn giúp câu thơ trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm hơn. 

Câu 3: 

Hai câu thơ:

“Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ đường xa” 

trong đoạn thơ gợi em liên tưởng đến câu ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”​

Câu 4. 

Qua những từ miêu tả cảm xúc, hình ảnh của nhân vật em trong đoạn trích trên cho thấy nhân vật này rất e thẹn, ngại ngùng khi nhớ đến người mình yêu. Đây chính là nỗi lòng, cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, sự đợi chờ của cô gái trong tình yêu.


Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính) - Đề số 3

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ sau là gì? Nêu tác dụng?

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”.

Câu 4: Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong hai câu sau: “Hình như hai má em bừng đỏ/ Có lẽ là em nghĩ đến anh”.?

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ 7 chữ (thất ngôn)

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm.

Câu 3: 

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo “Thôn Đoài hát tối nay”.

- Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ trên là: Ẩn dụ

- Tác dụng: Nhấn mạnh những hình ảnh được ẩn dụ qua ngôi làng của mình, đó là những điểm nổi bật của ngôi làng đó. Phép ẩn dụ còn có giá trị làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. 

Câu 4: 

- Nghĩa sự việc câu 1: Miêu tả hình ảnh má đỏ của nhân vật em khi nghĩ đến nhân vật anh.

- Nghĩa tình thái câu 1: Một sự việc chưa chắc chắn thể hiện qua từ hình như.

- Nghĩa sự việc câu 2: Nghĩ đến anh.

- Nghĩa tình thái câu 2: Một sự việc chưa chắc chắn thể hiện qua từ có lẽ.


Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính) - Đề số 4

Câu 1. Những câu thơ dưới đây nhắc đến mùa nào trong năm. Em hãy chỉ ra những từ thể hiện dấu hiệu của mùa đó. 

"Bữa ấy mưa xuân lất phất bay 

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy 

Hội chèo làng Đặng đi qua ngõ 

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay" 

Câu 2. Tại sao tác giả sử dụng từ "vơi" thay vì "rơi" ở câu thơ 2. 

Câu 3. Em hãy viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ, đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Gạch chân và chú thích.

Trả lời câu hỏi đọc hiểu

Câu 1:

- Những câu thơ trên nhắc đến mùa xuân. 

- Những từ thể hiện dấu hiệu của mùa xuân là: mưa xuân, hoa xoan lớp lớp rụng.

Câu 2. 

Tác giả sử dụng từ "vơi" thay vì "rơi" ở câu thơ 2, vì: muốn nhấn mạnh vào sự rơi rụng nhiều của hoa, báo hiệu mùa thay lá mới đã tới, một dấu hiệu của mùa xuân đã đến.

Câu 3. 

“Mưa xuân” là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Bính, bài thơ viết về vẻ đẹp của con người và cảnh sắc thiên nhiên tiết trời mùa xuân. Trong đó, khổ thơ thứ hai của bài đã miêu tả nét đẹp đặc sắc của thiên nhiên mùa xuân. Một trong những dấu hiệu báo hiệu mùa xuân tới là những cơn mưa phùn kèm theo giá rét. Những cơn mưa lất phất làm cho cây cối xanh tốt, đâm chồi nảy lộc. Qua làn gió và những hạt mưa, từng chùm hoa xoan bay theo gió rơi xuống đất. Từng lớp từng lớp hoa rơi chồng lên nhau. Khi trời tối, con người lại hòa mình vào những làn chèo say mê lòng người của làng Đặng ở thôn Đoài. Cuộc sống nơi đây thật yên bình và vui vẻ biết bao.

Chú thích: “Mưa xuân” là một bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Bính, bài thơ viết về vẻ đẹp của con người và cảnh sắc thiên nhiên tiết trời mùa xuân, đây là một câu trần thuật có từ là với mục đích nhận định về tác phẩm mưa xuân là sáng tác của Nguyễn Bính.

---------------------------------- 

Trên đây Topbee đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mưa xuân II (Nguyễn Bính). Những câu trả lời dựa trên ngữ liệu văn bản, được chắt lọc kỹ càng đảm bảo chính xác nhất. Hy vọng bài đọc hiểu sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Đoàn Thị Thu Huyền
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question