Đọc hiểu Nằm trong tiếng nói yêu thương
image hoi dap
image hoi dap

Đọc hiểu Nằm trong tiếng nói yêu thương

icon-time9/10/2023

Tiếng nói được coi là hình thức ngôn ngữ quan trọng nhất đối với con người, để thấy thêm nhiều giá trị hơn nữa của tiếng nói hãy cùng Topbee trả lời đọc hiểu Nằm trong tiếng nói yêu thương

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Nằm trong tiếng nói yêu thương

Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.

Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi

Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.

Tháng ngày con mẹ lớn khôn,

Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,

Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...

(Trích bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”- Huy Cận)


Đọc hiểu Nằm trong tiếng nói yêu thương

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là:

A. Miêu tả 

B. Tự sự

C. Nghị luận 

D. Biểu cảm

Câu 2. Thể thơ của đoạn trích trên là gì ?

A. Tự do

B. Song thất lục bát

C. Lục bát

D. Thất ngôn tứ tuyệt

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha.”

A. Điệp ngữ

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa

D. Nói quá

Câu 4. Biện pháp tu từ sử dụng trong câu thơ: “Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha” là:

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Liệt kê

D. Ẩn dụ

Câu 5. Tác dụng của tiếng Việt được thể hiện trong hai câu thơ

“Đời bao tâm sự thiết tha

Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...”

là:

A. Giúp con người bộc lộ tâm tư, tình cảm của chính mình.

B. Thể hiện truyền thống của ngườiViệt.

C. Giúp con người truyền đạt và trao đổi thông tin với nhau.

D. Là nét đẹp làm nên văn hóa đất nước.

Câu 6. Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu thơ: “Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...” là:

A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

B. Chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ

C. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn

Câu 7. Nội dung của bài thơ trên là gì?

A. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thông dụng ở nước ta.

B. Tiếng Việt là ngôn ngữ toàn dân ở nước ta.

C. Tiếng Việt do ông cha ta sáng tạo và truyền lại cho đời đời con cháu

D. Tiếng Việt gắn liền với con người Việt Nam từ thuở sơ sinh đến lúc trưởng thành.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Dựa vào nội dung văn bản trên, em hãy nêu một thông điệp mà em rút ra được từ bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”

Câu 9. Em hãy nhận xét về thái độ, tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt được thể hiện trong bài thơ trên.

Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cảm nghĩ của em khi đọc bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”.

Đọc hiểu nằm trong tiếng nói yêu thương

Trả lời đọc hiểu

Câu 1: Chọn D. Biểu cảm

Giải thích: Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi được lớn khôn trong vòng tay của mẹ và trưởng thành bên tiếng nói yêu thương ( tiếng nói trong tiếng Việt - tiếng của mẹ)

Câu 2: Chọn C.Lục bát

Giải thích: Thơ lục bát là một cặp câu thơ cơ bản gồm một câu 6 âm tiết và 1 câu 8 âm tiết, phối vần với nhau

Câu 3: Chọn C. Nhân hóa

Giải thích: Thơ được ví như con người biết kể chuyện “thơ kể lại hồn ông cha”

Câu 4: Chọn B. Nhân hóa

Giải thích: Thơ được ví như con người biết kể chuyện “thơ kể lại hồn ông cha”

Câu 5: Chọn A. Giúp con người bộc lộ tâm tư, tình cảm của chính mình.

Câu 6: Chọn D. Làm giãn nhịp điệu câu văn

Giải thích: Tác dụng của dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn để người đọc được chiêm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu của tác giả dành cho tiếng Việt.

Câu 7: Chọn D.Tiếng Việt gắn liền với con người Việt Nam từ thuở sơ sinh đến lúc trưởng thành.

Câu 8:

Thông điệp rút ra:

Tình yêu và niềm tự hào của Huy Cận dành cho tiếng Việt, bài thơ là kết quả của sự tình yêu tha thiết đối với tiếng Việt của ông, một lời tri ân sâu sắc dành cho tiếng của mẹ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Từ đó cho người đọc thấy được giá trị nhân văn và nghệ thuật của tiếng nói đồng thời tác giả cũng muốn truyền thông điệp đến người đọc nhằm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt.

Câu 9:

Tình yêu tha thiết, niềm tự hào, thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà thơ đối với tiếng Việt

Câu 10:

Có lẽ đi cùng với hành trình phát triển của mỗi người không thể thiếu đó là lời ru của mẹ, ai ai cũng đã từng được lớn lên theo lời ru. Huy Cận cũng vậy! Ông trân trọng lời ru của mẹ, ông trân trọng tiếng Việt , ông coi đó là lời nói yêu thương khi đã đồng hành theo tác giả lớn khôn từng ngày. Huy Cận yêu tiếng nói đến nỗi tác giả đã đưa những biện pháp nghệ vô cùng tinh tế cho tiếng nói với chi tiết “thơ kể” điều đó thể như rằng không chỉ đam mê với tiếng nói ngoài ra tác giả còn coi tiếng nói như một người bạn - một người đồng hành theo ông suốt chặng đường phát triển. Đồng thời với sự ra đời của tác phẩm “Nằm trong tiếng nói yêu thương” như một lời tri ân sâu sắc của Huy Cận đến với món quà tri thức ấy, tiếng nói đối với ông không chỉ là sự yêu thương, không chỉ là song hành bên những lời ru của mẹ, đặc biệt tiếng nói là là giá trị cao đẹp để giúp tác giả nhận thức được cuộc sống này. Tác phẩm trên được coi là bài học thúc đẩy con người cần lưu giữ giá trị trong sáng của tiếng Việt để ngôn ngữ nói của con người chúng ta được văn minh hơn và ý nghĩa hơn.

Tác giả : Topbee
Đánh giá bài viết
Đặt câu hỏi
icon-make-question icon-make-question